Đây là kiểu cha mẹ đang âm thầm nuôi dạy ra những đứa trẻ xuất sắc, ưu tú cho xã hội!

Thanh Hương |

Kiểu cha mẹ này nhìn thì vô tâm nhưng thực chất rất giỏi nuôi dạy con.

Về vấn đề giáo dục con cái, nhiều người cho rằng để nuôi dạy con cái thành công, cha mẹ phải đầu tư đủ về tài chính, sức lực, thời gian thì con mới có thể phát triển tốt hơn.

Với những trường hợp mà cha mẹ "không nỗ lực", nhưng con vẫn phát triển tốt, nhiều người nghĩ rằng đó là do bản thân đứa trẻ có khả năng và không liên quan gì đến cha mẹ. Nhưng liệu mọi chuyện có thực sự đơn giản như vậy không? Đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa bạn.

Cha mẹ "buông lỏng" bị ông bà chỉ trích là "không quan tâm con cái", kết quả con càng ngày càng giỏi

Trong một gia đình nọ có tình huống như sau: Bà nội trách mắng con trai khi thấy con ngồi xem TV mà để ý gì đến bài tập của cháu. Người bố thờ ơ đáp lại: "Mẹ đừng lo, cứ để cháu nó tự làm bài tập". Bà nội thấy thế càng bực hơn, sợ cháu mình sẽ bị ảnh hưởng không tốt từ "người cha lười biếng", vậy nên lại quay sang con dâu giục: "Con đi xem thằng bé làm bài tập đi, việc nhà để mẹ làm cho".

Nhưng người mẹ cũng từ chối: "Mẹ yên tâm đi, thằng bé thực sự không cần người giám sát khi làm bài tập đâu". Bà nội bực quá định tự mình ra giám sát cháu làm bài nhưng ngay khi định đi liền bị các con ngăn lại với đủ lý do.

Nhiều người khi thấy tình huống này đều nghĩ rằng đứa trẻ có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai vì sự "lười biếng" của cha mẹ. Nhưng thực tế, dưới sự quản lý "thoải mái" của bố mẹ, đứa trẻ không chỉ không trở nên tầm thường, mà còn ngày càng xuất sắc, không chỉ trở thành học sinh giỏi trong lớp mà còn rất hiểu chuyện, tự tin, làm việc gì cũng rất tích cực, đúng chuẩn "con nhà người ta."

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản:

① Cho con nhiều cơ hội phát triển cá nhân hơn: Để trở nên xuất sắc, trẻ cần có đủ năng lực cá nhân.

Ví dụ như khả năng tự lập, khả năng tự học, khả năng giải quyết vấn đề, và những điều này đều cần trẻ trải nghiệm và rèn luyện qua cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc dường như "không quan tâm con" thực chất là tạo cơ hội cho con tự phát triển, chứ không phải là thực sự bỏ mặc con.

② Đặt niềm tin vào con, giúp con dễ dàng xây dựng tính tự giác: Niềm tin của cha mẹ rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ, trẻ sẽ có động lực và tự chủ hơn vì không muốn làm cha mẹ thất vọng.

③ Giúp trẻ hình thành quan điểm sống đúng đắn, biết rằng để trở nên mạnh mẽ cần phải tự nâng cao bản thân: Khi cho trẻ cơ hội rèn luyện, trẻ sẽ nhận ra rằng muốn trở nên mạnh mẽ hơn thì cần nắm vững nhiều kiến thức, kỹ năng hơn, từ đó xây dựng ý thức tự hoàn thiện bản thân.

Đây là kiểu cha mẹ đang âm thầm nuôi dạy ra những đứa trẻ xuất sắc, ưu tú cho xã hội!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Cha mẹ làm hết mọi việc cho con chưa chắc đã nuôi được con giỏi, thậm chí có thể "hủy hoại" con

Trong mắt nhiều người, một bậc cha mẹ có trách nhiệm cần phải chăm lo toàn diện cho con cái, ví dụ như giám sát con làm bài tập, giúp con giải quyết vấn đề khó, dọn dẹp phòng cho con, sắp xếp giường chiếu cho con, đăng ký lớp học thêm, lớp năng khiếu cho con, v.v.

Chỉ khi cha mẹ làm đủ mọi thứ, con mới có thời gian học tập, phát triển tốt hơn và trở nên xuất sắc.

Nhưng thực tế không phải như vậy, sự can thiệp quá mức vào cuộc sống và học tập của con cái có thể cản trở sự phát triển của chúng.

Có một gia đình nọ, bố làm việc trong ngân hàng, lương cao, phúc lợi tốt, công việc lại nhẹ nhàng. Mẹ là bác sĩ, phúc lợi tốt, thời gian tự do. Vì vậy, gia đình họ thuộc dạng có thời gian, có sức lực và điều kiện kinh tế tốt để chăm sóc con.

Bố mẹ của đứa trẻ rất quan tâm đến con, mẹ luôn chăm sóc mọi mặt cuộc sống của con, từ dọn dẹp phòng, sắp xếp giường chiếu, đến chăm lo chế độ ăn uống của con. Món ăn nào ngon cũng để con ăn trước, trái cây cũng được gọt sẵn, cắt miếng nhỏ cho con ăn, dưới sự chăm sóc của mẹ, đứa trẻ trông rất khỏe mạnh và trắng trẻo.

Còn bố thì rất quan tâm đến việc học của con, sợ con sẽ hình thành thói quen học tập không tốt, ngày nào bố cũng ngồi cạnh con làm bài tập. Khi con gặp vấn đề trong học tập, bố ngay lập tức giúp con giải quyết.

Bố còn đăng ký cho con học lớp nâng cao, lớp năng khiếu đắt tiền, giúp con có nhiều nguồn học tập phong phú. Nhìn vào, có vẻ như bố mẹ này rất trách nhiệm, và con của họ chắc hẳn sẽ rất xuất sắc?

Thực tế là, kết quả học tập của đứa trẻ từng rất tốt, nhưng theo thời gian, đứa trẻ ngày càng trở nên nổi loạn, tính khí xấu đi, và điểm số cũng ngày càng giảm.

Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Nguyên nhân rất đơn giản, là do cha mẹ quá "quan tâm" đến con, dẫn đến tâm sinh lý của trẻ không thể phát triển bình thường. Ví dụ, mẹ giúp con làm việc nhà đã tước đi cơ hội phát triển khả năng tự lập và sự đồng cảm của trẻ. Bố giám sát con làm bài tập gây áp lực tâm lý lớn cho con.

Vì vậy, những bậc cha mẹ dường như "buông lỏng", có thể thực sự là những người cha mẹ thông minh, họ không "bỏ mặc" con cái mà thực sự đang giúp con phát triển.

Muốn trở thành một bậc cha mẹ đủ tốt, cần biết cách yêu con đúng cách

Mỗi bậc cha mẹ đều tin rằng mình yêu con nhất, đã dành tất cả sức lực và tài nguyên cho con, con chắc chắn sẽ trở nên rất xuất sắc. Nhưng thực tế, "cho con tất cả" không nhất thiết là đúng. Để trở thành một bậc cha mẹ đủ tốt, nhất định phải chú ý đến những vấn đề sau:

※ Quan tâm con là đúng, nhưng phải chú ý đến phương pháp

Là cha mẹ, việc quan tâm con cái là "đương nhiên", nhưng đôi khi, nếu cha mẹ "quá mức" quan tâm, có thể gây ra hiệu ứng ngược lại. Nếu có thể không làm phiền cuộc sống của con thì đừng can thiệp, mà hãy chỉ giúp đỡ khi con thực sự cần.

※ Cung cấp tài nguyên phát triển cho con là đúng, nhưng phải chú ý đến mức độ

Trong quá trình trưởng thành, trẻ cần rất nhiều tài nguyên phát triển, như dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất, tài nguyên văn hóa và giải trí để phát triển tinh thần. Vì thế, một số cha mẹ cho rằng càng cung cấp nhiều tài nguyên thì càng đúng.

Thoạt nhìn có vẻ không vấn đề gì, nhưng có lẽ mọi người đã bỏ qua một vấn đề, đó là hướng đi của tài nguyên. Chẳng hạn như câu chuyện sau: Có một đứa trẻ nọ rất ngoan và thông minh. Khi còn nhỏ, cậu bé đã có những quan điểm đúng đắn và hành vi lịch sự, nhưng sau đó lại càng lớn càng "tụt lùi", và lý do liên quan rất nhiều đến mẹ của cậu.

Trẻ nhỏ chưa có nhận thức mạnh mẽ về tiền bạc, nhưng mẹ cậu bé lại nghĩ rằng đã cho con thì phải cho những thứ tốt nhất, nên thường xuyên dẫn cậu đến những nơi tiêu tiền cao, khiến cậu không có khái niệm đúng về tiền bạc, không biết phân biệt giữa đắt và rẻ. Dù bản tính cậu bé có tốt đến đâu, cuối cùng cũng bị mẹ "dạy" thành một đứa trẻ có quan niệm sai lầm về tiền bạc, thực sự là đáng tiếc.

Vì vậy, cha mẹ cung cấp tài nguyên phát triển phong phú cho con là không sai, nhưng phải chú ý đến mức độ, đừng quá theo đuổi "sự đắt đỏ". Không phải tất cả các tài nguyên đắt tiền đều phù hợp với trẻ. Tài nguyên không phù hợp không chỉ không giúp trẻ phát triển tốt hơn, mà còn có thể làm hỏng quan niệm tiền bạc của trẻ, gây hại cho sự phát triển của trẻ.

※ Đào tạo con là đúng, nhưng phải chú ý đến tính cách

Nhiều cha mẹ thích đăng ký cho con học các lớp năng khiếu, nghĩ rằng con càng biết nhiều thì trong tương lai năng lực cạnh tranh càng mạnh, bản thân con cũng càng xuất sắc.

Đúng là kỹ năng càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng mạnh. Nhưng nếu trẻ học những thứ mà mình không thích, điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến trẻ, không chỉ lãng phí tiền bạc, mà còn gây hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, thậm chí làm lỡ cơ hội phát triển quan trọng của trẻ.

Vì vậy, việc đào tạo trẻ không có gì sai, nhưng nhất định phải chú ý đến tính cách của trẻ, biết con thực sự thích gì và phù hợp với gì.

Kết luận

Giáo dục con cái không phải là "cha mẹ càng mệt thì càng hiệu quả", cũng không phải "chi nhiều tiền thì càng tốt", mà là cần xây dựng ý thức nuôi dạy con đúng đắn, không can thiệp quá mức vào sự phát triển của con, hướng dẫn nhẹ nhàng, giúp con tìm đúng hướng, sau đó buông tay để con tự mình vượt qua thử thách và không ngừng nâng cao bản thân, chỉ có như vậy con mới thực sự trở nên xuất sắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại