Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt Trời

Dink |

"Yêu cho roi cho vọt" có thể được dùng trong trường hợp này.

Cuối năm 2018 này, Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA đã trên chặng đường thám hiểm chưa con tàu nào trong lịch sử khám phá Vũ trụ của nhân loại có thể làm được.

Nhưng trước khi nó có thể đương đầu với nhiệt lượng khủng khiếp từ quả cầu lửa kia, nó phải được xử lý đặc biệt và trải qua bài thử khắc nghiệt để xem nó có thể thăm dò Mặt Trời không.

Trong hai tháng vừa rồi, các kỹ sư tại NASA đã có khoảng thời gian tuyệt vời, sử dụng loa kích cỡ lớn, lò nướng và tia laser cực mạnh hòng hủy diệt con tàu Parker.

Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt Trời - Ảnh 1.

Cần nhiều hơn thế để làm hỏng được con tàu mất tới 8 năm để phát triển và hoàn thiện. Đáng ngạc nhiên là phát triển tận 8 năm rồi, tới tháng Mười Một cuối năm ngoái, con tàu mới được mang ra để thử nghiệm.

Bài thử đầu tiên là bài thử rung tại Phòng khoa học Vật lý Ứng dụng John Hopkins tại Maryland. Tại đó, họ rung lắc con tàu một cách dữ dội để chắc chắn được rằng nó sẽ sống sót qua giai đoạn phóng tàu, khi nằm yên vị trên hệ thống tên lửa Delta IV Heavy.

Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt Trời - Ảnh 2.

Một trong các hệ thống tên lửa đẩy Delta Heavy sẽ đưa Parker lên quỹ đạo Mặt Trời.

Tiếp đó, nó được chuyển tới Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA. Tại đó, nó lại được đắm mình trong âm thanh khủng khiếp 150 decibel (dB) tới từ một dàn loa cao 1,8 mét.

Để so sánh, thì tại giới hạn 85 dB, tai con người đã có thể gặp chấn thương vĩnh viễn. Tàu thăm dò Parker sẽ phải nghe âm thanh to kinh hoàng ấy trong quá trình cất cánh.

Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt Trời - Ảnh 3.

Parker được thử nghiệm độ chống chịu âm thanh.

Tuy nhiên, sống sót qua quá trình phóng tàu mới là một phần nhỏ của chuyến bay lịch sử lên Mặt Trời. Tại quỹ đạo của ngôi sao sáng choi ấy, con tàu sẽ phải chịu được bức xạ nhiệt Mặt Trời cực mạnh và cùng lúc đó, thu thập tia cực tím để lấy về năng lượng cho tàu sử dụng.

Để thử nghiệm các tấm pin Mặt Trời trên tàu Parker, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chùm tia laser mạnh để làm sáng từng dải trong 44 dải pin Mặt Trời sẽ được lắp đặt trên tàu.

Xong lần này này, người ta sẽ tiến hành bài thử cuối cùng: xem tàu Parker có chịu được nhiệt lượng khổng lồ không. Nó sẽ bay xuyên qua bầu khí quyển bên ngoài Mặt Trời, nơi mà nhiệt độ có thể lên tới hơn 1.300 độ C.

Tàu Parker được đưa vào một buồng đốt nóng chân không để xác định xem khiên chắn nhiệt của nó có hoạt động đúng như dự kiến.

Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt Trời - Ảnh 4.

Còn đây là bài thử nghiệm nhiệt độ.

Để có thể bảo vệ được các thành phần điện tử bên trong Parker – những thứ hoàn toàn có thể bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cực cao từ Mặt Trời, các nhà nghiên cứu tại NASA đã phát triển một loại khiên nhiệt carbon "mang tính cách mạng", gắn vào bên ngoài con tàu Parker để nó có thể thực hiện sứ mệnh Mặt Trời một cách an toàn.

Tấm khiên nhiệt đã chống chịu được cả nhiệt độ lạnh cóng lẫn cái nóng kinh hoàng.

Nếu như mọi sự vẫn tiến triển tốt đệp vậy, Tàu thăm dò Mặt Trời Parker sẽ cho ta những dữ liệu chưa từng có về gió Mặt Trời, về những dòng hạt điện tích có thể vừa tạo ra cực quang lại vừa có thể làm tiêu biến cả một tầng khí quyển.

Ta sống nhờ Mặt Trời nhưng lại chẳng biết gì nhiều về nó, đã đến lúc ta phải thay đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại