Theo đó, tàu thăm dò này đã bay rất gần hành tinh khí gas khổng lồ kia và chụp được những tấm ảnh bằng thiết bị JunoCam trong mỗi 53 ngày một lần, trong khi đang di chuyển với vận tốc tối đa gần 210 km/h.
Ở Trái Đất, chúng ta phải mất đến vài ngay, hay đôi lúc là vài tuần mới có thể nhận được ảnh gởi về. Nhưng rõ ràng sau khi xem hình xong bạn sẽ hiểu tại sao sự chờ đợi này là rất đáng giá.
Bộ ảnh mới đây nhất mà Juno chụp được cho thấy những đám mây và cơn bão xoáy vô tận như ảo giác. Các nhà nghiên cứu tại NASA và Viện nghiên cứu Southwest đã upload những dữ liệu ảnh raw lên website của họ vào cuối tháng 12 vừa qua, và sau đó nhiều người đã xử lý các bức ảnh đen trắng sang các bức ảnh màu tuyệt đẹp.
Theo một chuyên gia đồ hoạ tại Anh, người đã thường xuyên xử lý các bức ảnh của NASA thì khen ngợi vẻ đẹp của sao Mộc nhưng cũng không quên cảnh báo rằng không thể đến quá gần hành tinh này bởi nó sẽ giết chết bạn.
NASA phóng Juno lên vào năm 2011, và mất gần 5 năm tàu thăm dò này mới tới được sao Mộc.
Một địa cực trên sao Mộc
Quỹ đạo của Juno đưa nó ra xa sao Mộc, sau đó nhanh chóng tiến lại gần hành tinh này để tránh các thiết bị điện tử trên tàu bị ảnh hưởng bởi bức xạ khắc nghiệt của sao Mộc.
Đai ôn đới phía Nam của sao Mộc
Trong suốt mỗi quỹ đạo dài 53,5 ngày của Juno - còn gọi là perijove - JunoCam ghi lại những bộ hình mới về sao Mộc
Vùng nhiệt đới phía Nam của sao Mộc
Đây là tàu vũ trụ duy nhất từng bay quay các địa cực của sao Mộc
Các nhà khoa học đang cố tìm hiểu xem những vòng xoáy mây ở vùng địa cực của hành tinh khí gas khổng lồ này là gì
Các nhóm mây thường tập trung thành những dải cũng là một bài toán khó đối với các nhà nghiên cứu
Một vài cơn bão trên sao Mộc thậm chí còn lớn hơn đường kính của Trái Đất
Bộ hình đầy đủ gồm 10 hình do JunoCam chụp được trong một quỹ đạo bay trông như hình dưới đây:
Một vài người hâm mộ còn ghép chúng lại thành một đoạn phim time-lapse:
Sao Mộc
NASA hi vọng Juno sẽ bay quanh quỹ đạo của sao Mộc thêm ít nhất vài năm nữa, và sẽ tiếp tục "bắn về" Trái Đất những bức hình mới tuyệt đẹp về hành tinh khí gas này.
Thế nhưng dù có như vậy đi chăng nữa, cơ quan không gian này cuối cùng cũng sẽ phá hủy chiếc tàu thăm dò trị giá 1 tỷ USD nêu trên. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa một vụ rơi tàu thăm dù xuống Mặt Trăng băng Europa của sao Mộc, vốn có thể có một đại dương và cả sự sống ngoài hành tinh.
Một nửa Mặt Trăng băng Europa của sao Mộc được chụp bởi tàu vũ trụ Galileo của NASA vào cuối thập niên 1990
Tham khảo: Business Insider