Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm

QN |

Đầu tư tài chính khắp thế giới là cách Qatar, quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, ngày càng giàu có.

Qatar là một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông nhưng vô cùng giàu có. Mức lương trung bình ở đây cao nhất thế giới.

Chính phủ Qatar sở hữu cổ phần của những công trình thuộc hàng biểu tượng toàn cầu như tòa nhà Empire State 102 tầng nằm giữa Đại lộ 5 và Phố 34 Wall Street, New York (Mỹ) hay tòa nhà chọc trời The Shard ở Southwark, London (Anh).

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Image

Tổng diện tích đất liền của Qatar chỉ vỏn vẹn 4.400 dặm vuông (khoảng 11.396 km2). Dân số của Qatar cũng chỉ khoảng 2,6 triệu người (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2016).

Giống nhiều quốc gia Trung Đông khác, người dân Qatar có cuộc sống sung túc nhờ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên quốc gia này làm tốt hơn nhiều khi chính phủ Qatar luôn cẩn thận dự trữ một trữ lượng dầu mỏ lớn để đề phòng khủng hoảng kinh tế xảy ra. Năm 2016, quốc gia này dự trữ 25.244 triệu thùng dầu thô và ngành xuất khẩu dầu đạt 23 tỷ USD.

Qatar còn là quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Năm 2016, Qatar xuất khẩu 130.324 tỷ m3 khí tự nhiên lỏng và dự trữ 24.072 tỷ m3.

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 2.

Qatar cũng là quốc gia dầu mỏ, nhưng chính phủ nước này làm việc “khôn ngoan” hơn nhiều. Ảnh: Shutterstock

Mức lương trung bình của dân Qatar thuộc top cao nhất thế giới. Ước tính mức lương trung bình hàng năm khoảng 129.360 USD.

Ngoài ra, người dân không cần phải đóng thuế, nhưng vẫn được nhận vô vàn phúc lợi từ nhà nước. Người nước làm việc tại đây cũng được trả lương vô cùng hậu hĩnh. Ví dụ như một chuyên gia IT nước ngoài sẽ nhận được khoảng 15.733 USD một tháng.

Tuy nhiên, dân Qatar chỉ chiếm 15% tổng số cư dân trên chính quốc gia của mình vì phần lớn là người lao động nhập cư. Vì vậy, chính phủ rất hào phóng với người dân.

Dân Qatar được miễn thuế, chăm sóc y tế miễn phí, đi học miễn phí, thậm chí được cấp nhà hoặc hỗ trợ tiền để mua nhà.

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 3.

Người dân Qatar đi làm được trả lương cao nhưng không cần phải đóng thuế. Ảnh: Shutterstock

Đa phần dân lao động nhập cư ở đây sẽ đảm nhiệm các công việc chân tay vất vả ở các mỏ khai thác dầu hay các khu công nghiệp. Tuy nhiên những vị trí cao cấp vẫn có những người nước ngoài học thức cao đảm nhiệm.

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 4.

Nguồn lao động phổ thông hầu như đều đến từ dân nhập cư. Ảnh: Shutterstock

Đầu tư tài chính khắp nơi

Mặc dù chẳng tiếc tiền lo cho dân chúng, nhưng chính phủ Qatar vẫn còn quá nhiều tiền, vì vậy Qatar trở thành quốc gia đầu tư toàn cầu.

Ước tính quốc gia này đã đầu tư 338 tỷ USD đến khắp nơi trên thế giới. Năm 2005, chính phủ Qatar thành lập Qatar Investment Authority (QIA) - Quỹ đầu tư Qatar, nhằm quản lý tiền đem đi đầu tư khắp nơi.

Nhiều người nói rằng, chính phủ Qatar sở hữu bất động sản ở London nhiều hơn Nữ hoàng Anh. Ngoài ra quốc gia này cũng đầu tư rất mạnh cho các dự án ở Mỹ.

Qatar là chủ sở hữu hoặc là cổ đông của nhiều dự án bất động sản, các câu lạc bộ, các tập đoàn lớn như tháp Asia Square Tower 1 (Singapore), câu lạc bộ bóng đá Pháp Paris Saint-Germain, hãng sản xuất xe hơi Volkswagen, thương hiệu trang sức Tiffany & Co, công ty Glencore, kênh truyền hình Al Jazeera.

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 5.

Kênh truyền hình Al Jazeera. Ảnh: Shutterstock

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 6.

Hãng ô tô Volkswagen. Ảnh: Shutterstock

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 7.

Tòa nhà Empire State. Ảnh: Shutterstock

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 8.

Asia Square Tower 1 ở Singapore. Ảnh: Shutterstock

Sau khi chi hết 161 triệu USD, Qatar đã giành quyền đăng cai World Cup 2022. Hiện chi phí tổ chức cho giải đấu bóng đá quốc tế rơi vào khoảng 9 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhiều nước bạn láng giềng cáo buộc Qatar tài trợ cho khủng bố và cắt quan hệ ngoại giao với quốc gia này, khiến cho giá đất ở đây giảm 10% và tỷ lệ khách du lịch giảm 20% vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, kinh tế Qatar vẫn tăng trưởng 1,9%.

Đây là cách một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông đã giàu càng giàu thêm - Ảnh 9.

Dù bị cô lập bởi khủng hoảng ngoại giao, kinh tế Qatar vẫn rất phát triển. Ảnh: Shutterstock

Nhờ đầu tư vào nhiều dự án trên khắp thế giới và có nguồn năng lượng thô dồi dào, Qatar tự tạo cho mình sự phụ thuộc lẫn nhau với nhiều quốc gia.

Vì vậy, trong thời gian sắp tới, nền kinh tế của Qatar sẽ khó mà bị ảnh hưởng bởi các căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế toàn cầu suy sụp, tương lai của Qatar cũng khá bấp bênh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại