Davos 2019: Đã đến lúc chuyển sang làm việc 4 ngày/tuần

Châu Anh |

Làm việc ít hơn mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động, đó là thông điệp của 2 chuyên gia Adam Grant và Rutger Bregman gửi đến Davos 2019.

Adam Grant, một nhà tâm lý học từ trường Wharton ở Pennsylvania nói rằng: “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn giảm thời gian làm việc.

Điều này cho phép mọi người tập trung hơn vào công việc, từ đó, sản xuất thêm nhiều sản phẩm chất lượng và sáng tạo hơn. Đối với những công ty tạo điều kiện cho nhân viên ổn định cuộc sống cá nhân, nhân viên có xu hướng trung thành hơn”.

Nhà kinh tế học Rutger Bregman giải thích rằng giảm thời gian làm việc không phải là giải pháp cốt lõi, thay vào đó, các công ty cần gia tăng thời gian giải trí cho nhân viên. “Những thập kỷ trước, các nhà kinh tế, triết gia, xã hội học vĩ đại đều cho rằng, từ những năm 1970, chúng ta sẽ làm việc ít hơn”, ông nói.

“Từ những năm 1920 – 1930, những doanh nhân nhận ra nếu bạn rút ngắn thời gian làm việc trong tuần, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn. Điển hình là Henry Ford, ông đã cắt giảm thời gian làm việc từ 60 giờ/tuần xuống còn 40 giờ/tuần, nhờ đó, các nhân viên làm việc năng suất hơn hẳn”.

Davos 2019: Đã đến lúc chuyển sang làm việc 4 ngày/tuần - Ảnh 1.

Ảnh: 1to1 Media

Nhiều nghiên cứu khác cũng ủng hộ quan điểm này. Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết tại các quốc gia giữ thói quen làm việc nhiều giờ, năng suất lao động và GDP theo giờ thường thấp.

Một công ty ở New Zealand đã thử nghiệm kế hoạch làm việc 4 ngày/tuần vào năm 2018. Sau đó, họ đã quyết định áp dụng phương pháp này mãi mãi.

Các chuyên gia cũng nghiên cứu phương pháp này và ghi nhận mức độ căng thẳng thấp hơn, mức độ hài lòng trong công việc cao hơn và khả năng cân bằng cuộc sống – công việc được cải thiện. Quan trọng hơn là các nhân viên làm việc năng suất hơn 20%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại