Đâu là thí nghiệm vô đạo đức nhưng cũng rất phi thường trong lịch sử y khoa? Câu trả lời sẽ khiến bạn vừa tức giận vừa buồn bã

Z. |

Thí nghiệm vô đạo đức nhân danh y khoa nhưng cũng vô cùng phi thường này là gì?

Nền y học ngày nay đã tiên tiến hơn trước rất nhiều, đó là nhờ các nhà khoa học và y bác sĩ luôn tìm tòi và nghiên cứu thêm những phương pháp mới để chữa bệnh cho loài người. 

Tuy nhiên, không phải bất kì nghiên cứu nào cũng có tính đạo đức. Mới đây, trên diễn đàn Quora đã mở ra một chủ đề: Đâu là thí nghiệm vô đạo đức nhưng cũng rất phi thường? và câu trả lời của một người dùng có tên là Mohit Patel đã khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Nội dung câu trả lời của Mohit Patel như sau:

Tôi không phải là người dễ khóc, nhưng tôi rất yêu động vật và đặc biệt là chó. Vì vậy, sau khi đọc về thí nghiệm này, tôi thực sự rất tức giận và buồn bã.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe với hy vọng rằng những điều nhân danh khoa học sai trái thế này sẽ không xảy ra nữa.

Một cơ thể và hai cái đầu

Vào ngày 11/4/1959, Hiệp hội Báo chí đã truyền tay nhau một thông điệp đến từ Moscow rằng một nhà khoa học người Nga có tên là Vladimir Demikov đã thực hiện một thí nghiệm ghép đầu một con chó con vào cơ thể một con chó chăn cừu Đức trưởng thành.

Tại thời điểm mà tin tức về cuộc phẫu thuật kinh ngạc này xảy ra ở Mỹ vào năm 1959, bác sĩ phẫu thuật Vladimir Demikhov, 43 tuổi, đã thực hiện công việc cấy ghép trên chó trong 5 năm.

Đâu là thí nghiệm vô đạo đức nhưng cũng rất phi thường trong lịch sử y khoa? Câu trả lời sẽ khiến bạn vừa tức giận vừa buồn bã - Ảnh 2.

Ông đã đưa con chó hai đầu này đến trước mặt mọi người và đem ra một khay sữa.

Hai cái đầu đều cúi xuống cái khay và bắt đầu uống sữa.

Đầu của con chó trưởng thành vẫn uống sữa như bình thường, nhưng đầu của con chó nhỏ uống đến đâu sữa chảy ra khỏi miệng đến đấy.

Các phóng viên từ khắp nơi trên thế giới đã bị sốc khi nhìn thấy cảnh tượng này, và các nhà sinh học khác đã coi đây là một nghiên cứu rất tàn nhẫn.

Có vẻ như bức ảnh này là một bức ảnh gốc, mặc dù nó đã được phục chế màu, nhưng đây không phải là điểm chính. 

Vấn đề là làm thế nào mà con người lại có thể trở nên vô nhân đạo nhân danh khoa học, y học được như thế? Tôi không phản đối những thí nghiệm, nhưng miễn là nó có ý nghĩa.

Bài đăng của Mohit Patel sau đó nhận được rất nhiều phản hồi. 

Có những người cho rằng thí nghiệm tàn ác này không cần thiết phải xảy ra, nhưng cũng có người cho rằng mọi thí nghiệm đều mang ý nghĩa của nó và điều này dù tàn nhẫn nhưng cũng khá hấp dẫn. 

Dù chúng ta không thể hiểu ý nghĩa của cuộc phẫu thuật tạo ra một con chó hai đầu là gì, nhưng đây cũng là một trong những điều phi thường của khoa học.

theo PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC

Đọc báo mới, xem tin thời sự nhanh nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên