Có một người như vậy, ông là nhà sản xuất phim, nhà văn, người dẫn chương trình, tổng cố vấn của chương trình nổi tiếng "A Bite of China", ông còn được mọi người mệnh danh là "Thực thần".
Ông đã xuất bản hơn 200 cuốn sách, và được xem là một trong "tứ đại tài năng" xứ Cảng Thơm.
Ông chính là Chua Lam, một cái tên nổi tiếng tại Hồng Kông (Trung Quốc).
Ông Chua Lam
Cứ trước Tết Nguyên Đán một tháng, ông sẽ lại mở phần bình luận trên Weibo (mạng xã hội tương tự Facebook) của mình ra để giải đáp những câu hỏi về cuộc sống hay công việc của độc giả.
Câu trả lời trí tuệ của tài tử 82 tuổi này đã đem lại rất nhiều động lực và cảm hứng cho cư dân mạng.
Nếu bạn đang đứng giữa ngã tư nào đó của cuộc đời, mong rằng bài viết này sẽ đem lại cho bạn một vài gợi mở nào đó.
01
Câu hỏi: Tiên sinh cảm thấy đâu là thứ không thể thiếu được nhất trong cuộc sống?
Chua Lam: Tiền và dũng khí.
Không ai bước đi trên đời với hai bàn tay trắng, vật chất và tinh thần, bạn kiểu gì cũng phải mang theo một thứ.
Có người nói nói về tiền là ham vật chất, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng, phần lớn những ổn định và vui vẻ mà chúng ta có được, đều do tiền mang lại.
Wilde từng nói: "Tôi từng nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới, bây giờ già rồi, tôi mới phát hiện ra rằng, đúng là như vậy".
Tiền là lá gan của con người. Có quá nhiều khoảnh khắc trong đời người con người ta cần dùng tiền để bảo vệ phẩm giá và bảo vệ bản thân.
Ngoài tiền ra, dũng khí là thứ quan trọng thứ hai.
Churchill từng nói: "Dũng cảm là phẩm chất quan trọng nhất của con người. Có dũng khí, những phẩm chất khác tự nhiên cũng sẽ có được".
Can đảm là một phần tất yếu của cuộc sống.
Có nó, ta mới dám mở đường băng núi, bắc cầu vượt biển.
02
Câu hỏi: Thích một người, nhưng điều kiện thực tế khiến việc ở bên nhau rất khó khăn, có nên thử không?
Chua Lam: Thử!
Một chữ thôi, vừa phóng khoáng, vừa dứt khoát!
Có một câu nói như này:
"Cả bạn và tôi đều là lần đầu tiên tới thế gian này, và cũng là lần cuối cùng. Chi bằng dũng cảm lên một chút, chủ động lên một chút, bạn cần không ngừng thử, không ngừng nỗ lực, có vậy mới có thể tìm được người mình thích và phương thức sống phù hợp nhất với mình".
Thử rồi, dù có không thành công, ít nhất cũng không để lại tiếc nuối.
Không thử, ngoài tiếc nuối ra, còn là những hối hận vô bờ.
Cuộc sống chính là quá trình không ngừng thử sai, kết quả tốt không phải cứ ngồi đó đợi là tới, mà do do bạn tự tìm mà ra.
Bất kể là tình yêu, hay sự nghiệp, thử nhiều một chút, dù không thành công, bạn cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm hơn.
03
Câu hỏi: Tiên sinh, cuộc sống sao khó khăn quá, con người sao lại phải sống vất vả như vậy?
Chua Lam: Để đợi ăn đường!
Cuộc sống quả thực không dễ dàng, nhưng cũng không hoàn toàn là khó khăn, cay đắng qua rồi, vị tiếp theo sẽ là ngọt.
Cũng giống như việc leo núi rất mệt, nhưng lên tới đỉnh núi, trông thấy phong cảnh rộng lớn, đến lúc đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng, mọi khó khăn gian khổ trước đó đều xứng đáng.
Sống ở đời, phải có chút bôn ba, có như vậy ta mới có động lực không ngừng tiến về phía trước.
Bất kể là trong công việc, học tập hay cuộc sống, tình cảm, chúng ta đều là đang chờ đợi món quà từ vận mệnh.
Một bậc thầy về thành công từng nói: "Phần thưởng của vận mệnh, không bao giờ ở vạch xuất phát, nó ở vạch đích".
Chỉ khi trải qua khó khăn, vất vả, chúng ta mới đủ tư cách nhận lấy viên đường mà vận mệnh trao tặng.
04
Câu hỏi: Cảm thấy mờ mịt với tương lai, phải làm sao?
Chua Lam: Làm việc, làm nhiều việc, việc gì rồi cũng đều sẽ được giải quyết.
Một nữ nhà văn từng nói: "Phiền não của bạn tới từ việc bạn nghĩ quá nhiều và làm quá ít".
Người ta nói rằng từ trái nghĩa của "hoang mang" là "cụ thể".
Khi bạn không biết phải làm gì, đừng nghĩ ngợi nhiều về nó, hãy bắt đầu với việc gần nhất với bạn ngay lúc này.
Cứ làm cứ làm, mục tiêu sẽ hiện ra, phương hướng sẽ sáng tỏ, con đường sẽ rõ ràng.
Giống như khi đứng giữa ngã tư đường, không biết phải đi hướng nào, cứ chọn một ngã rẽ, bước được bước đầu tiên đã rồi nói tiếp.
Sương mù, khiến bạn không nhìn được xa, nhưng mỗi bước đi, vẫn có thể được nhìn rõ.
Vì vậy, khi mất phương hướng, đừng đứng im tại chỗ, hãy thử làm việc mà mình có thể làm.
Làm nhiều, hành động, là phương thức thoát ra khỏi sự mất phương hướng nhanh nhất.
Thực ra có những khi, thứ mà con người ta cần, không phải là những bài thuyết giáo dài dằng dặc, mà là một hai lời khuyên ngắn gọn nhưng chính xác.
Tuy nếu chỉ nghe đạo lý, chưa chắc đã có thể sống tốt, nhưng không nghe, bạn có thể sẽ phải đi nhiều đường vòng hơn.
Mong bạn và tôi, tất cả chúng ta đều có thể tiêu diêu tự tại, sống cho ra ý nghĩa của cuộc đời!