Ai Cập huyền bí luôn ẩn chứa những bí ẩn thách thức mọi thời đại. Rất nhiều nhà khảo cổ, chuyên gia đã phát hiện ra những tài liệu cổ liên quan, thế nhưng không ai có thể nắm được "chìa khóa" giải mã chữ tượng hình để có thể mở cánh cửa của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Mặc dù có trong tay số lượng không nhỏ các tài liệu cổ nhưng chúng đều viết bằng chữ tượng hình. Các nhà nghiên cứu phải đi tìm chìa khóa cho bảng mã này nếu muốn hiểu nội dung của chúng.
Rosetta Stone chính là tảng đá giúp các nhà nghiên cứu mở ra cánh cửa đóng kín hàng ngàn năm.
"Chìa khóa" của căn phòng ẩn chứa bí ẩn về nền văn minh huyền bí Ai Cập
Ai Cập huyền bí.
Nếu không có sự xâm lược Ai Cập của Napoleon nước Pháp thì có lẽ những bí ẩn đó vẫn mãi bị chôn vùi.
Khi ông xâm chiếm Ai Cập nhằm mở rộng lãnh thổ về phía Đông châu Phi, ông đã tập trung nhiều nhà nghiên cứu học giả và lập ra Học viện nghiên cứu Ai Cập.
Học viện này sẽ được đưa tới Ai Cập trong cuộc viễn chinh nhằm khám phá nền văn minh đầy bí ẩn này. Tại đó họ gặp sự kháng cự của quân Anh (lúc này Ai Cập là thuộc địa của Anh). Một cuộc giao tranh khốc liệt đã diễn ra giữa Anh và Pháp (1799).
Chính trong cuộc chiến đó, một người lính đã tình cờ tìm ra một tấm bia màu đen (cao 118 cm, rộng 77 cm và dày 33 cm). Người lính đó cũng không biết rằng mình đã tìm thấy "chìa khóa" mà các học giả đang đi tìm.
Trên tảng đá ấy có khắc các văn bản cổ bằng 3 thứ tiếng theo 3 cột: Hy Lạp, chữ tượng hình và tiếng Ai Cập cổ. Sau này nó được đặt tên là Rosetta Stone theo địa điểm tìm ra nó.
Chính nhờ trên bia đá có khắc chữ Ai Cập cổ và tiếng Hy Lạp là các ngôn ngữ mà các học giả có thể hiểu và dịch được đã giúp họ hiểu phần còn lại (chữ tượng hình) trên đó.
Quá trình giải mã nhọc nhằn
Champollion đã giải mã được bí ẩn này!
Các nhà nghiên cứu đã phân tích niên đại và kết luận tảng đá có niên đại từ 1400 năm về trước, với chất liệu đá bazan đen, nó được các học giả ví như cuốn từ điển giúp kết nối nền văn minh hiện đại và nền văn minh Ai Cập.
Nhờ nó, chúng ta có thể giải mã ra ý nghĩa của các chữ tượng hình, có được chìa khóa này chúng ta có thể hiểu bất cứ nội dung viết bằng chữ tượng hình nào, mở ra những bí ẩn còn che giấu bởi màn đêm đen trước kia.
Thông tin trên đó không có gì đặc biệt và mang giá trị (nó là một nghị định thư gửi các linh mục Ai Cập nhằm lên tiếng ủng hộ Pharaoh), thế nhưng chính nhờ chúng được viết bằng 3 thứ tiếng nên có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của chữ tượng hình.
Một lý do mà chữ tượng hình không còn được sử dụng và bị cấm, gây khó khăn cho các học giả có thể hiểu được là do khi đó Hy Lạp đã bành trướng lãnh thổ tới Ai Cập (Pharaoh cuối cùng là nữ hoàng Cleopatra).
Hơn 100 năm bị cấm sử dụng, ngôn ngữ tượng hình gần như đã bị chôn vùi nếu không có sự kiện tìm thấy tảng đá Rosetta.
Tảng đá Rosetta.
Công việc sau đó là một cuộc chiến trí tuệ giữa các học giả Anh Thomas Young và Pháp Jean-Franois Champollion trong cuộc chạy đua xem ai là người giải mã thành công bí ẩn Ai Cập.
Công cuộc giải mã cũng không hề dễ dàng, rất nhiều học giả sau đó đã vào cuộc như học giả Pháp Antoine-Isaac Silvestre de Sacy, nhà ngoại giao Thụy Điển Johan David kerblad, Reverend Weston Stephen, De Sacy, Thomas Young, Champollion...
3 cột văn bản khác nhau.
Chính Champollion cũng vui mừng tới mức ngất xỉu khi phát hiện ra rằng khác với tên gọi của nó, chữ tượng hình lại mô phỏng âm thanh (có lẽ nên gọi là tượng thanh thì đúng hơn), đây chính là phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử nghiên cứu Ai Cập.
Nhờ giải mã được bảng mã này, rất nhiều thông tin quý báu vô giá của nền văn minh rực rỡ Ai Cập được hé lộ. Ngày nay tảng đá Rosetta trở thành một biểu tượng trong ngành khảo cổ học và dịch thuật.
Nguồn: Ancient-origins