Great Red Spot (Vết đỏ lớn) là một trong những cơn bão nổi tiếng nhất hệ Mặt trời , rộng gấp 2 lần đường kính Trái đất. Cường độ gió đo trong cơn bão Great Red Spot rơi vào khoảng 643km/h.
Đây là một cơn bão với xoáy nghịch trên sao Mộc, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái đất qua kính viễn vọng.
Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665, tức là đã tồn lại khoảng 353 năm.
Cơn bão khổng lồ trên sao Mộc, thậm chí có thể quan sát từ Trái đất. Ảnh NASA
Hình ảnh 3D về cơn bão cho thấy từng tầng mây, cường độ gió lên đến 643 km/h. Ảnh NASA
Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, kích thước của cơn bão dường như đang thu nhỏ. So sánh giữa dữ liệu mới nhất với dữ liệu từ tàu Voyager 1 và 2 chỉ ra sau 38 năm, độ rộng của cơn bão đã giảm 1/3 và chiều cao giảm 1/8.
Một phép đo đạc nhiều năm sau khi được phát hiện (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000 km, đủ để nuốt chửng 4 Trái đất được xếp cạnh nhau.
Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000 km, tức 1,3 lần đường kính Trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.
Tiến sĩ Rick Cosentino của NASA , thành viên nhóm nghiên cứu sao Mộc, cho biết với tốc độ suy yếu này, có thể có nhiều bất ngờ xảy đến trong 5-10 năm nữa.
Tuy Great Red Spot nhạt nhòa dần nhưng các nhà khoa học hy vọng nhờ đó mà họ sẽ khám phá thêm được nhiều điều thú vị khi các thiết bị thăm dò không còn bị tác động mạnh bởi siêu bão khi tiến quá gần.
Hình ảnh mới nhất về Great Red Spot được NASA công bố hồi tháng 7/2017, từ đó đến nay, dù NASA từng tiết lộ trong tháng 4/2018, tàu thăm dò Juno đã tiếp cận gần sao Mộc lần nữa. Tuy nhiên, các hình ảnh nó ghi nhận lại vẫn chưa được thu thập và công bố.
Tồng hợp