Bị nhốt trong kho lạnh -22 độ C, người thông minh sẽ thoát chết ngoạn mục thế nào?

Trang Ly |

Giả định rằng, bạn bị nhốt trong kho lạnh -22 độ C, làm sao để sống sót trong tình huống đáng sợ này?


TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

Một đêm nọ, khi nhân viên nhà bếp đã về gần hết, là một người quản lý nhà hàng có trách nhiệm, Toshiro vào kho trữ đông hải sản để chắc rằng lượng thực phẩm cho ngày mai đã được chuẩn bị sẵn như mọi lần.

Bị nhốt trong kho lạnh -22 độ C, người thông minh sẽ thoát chết ngoạn mục thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh mang tính minh họa.

Giây phút Toshiro phát hiện trong menu thực phẩm cho ngày mai thiếu một lượng cá hồi cần thiết cũng là lúc anh cảm nhận được cái lạnh trong kho trữ đông với lượng nhiệt xuống đến âm hàng chục C thâm nhập vào cơ thể.

Toan bước ra ngoài mặc thêm áo khoác, Toshiro đẩy cửa... nhưng cánh cửa nặng vẫn không nhúc nhích. Mọi nỗ lực lúc này Toshiro dành cho việc gào thét với hy vọng còn ai đó ở ngoài chưa về và nghe thấy anh kêu cứu.

Tuy nhiên, khi cảm nhận được cái lạnh thấu tận xương, Toshiro biết rằng mình đã bị nhốt trong khối kim loại thể tích 6m x 3m x 2,5m và nhiệt độ luôn duy trì ở mức từ -18 độ C đến - 22 độ C.

Toshiro nhìn đồng hồ. Còn 6 tiếng đồng hồ nữa để nhân viên của anh bắt đầu một ngày làm việc mới. Đến lúc đó, dù cánh cửa nặng nề kia có được mở thì anh đã là...

"Mình làm gì để thoát khỏi đây?", "Nghĩ nào... nghĩ nào, Toshiro", Toshiro liên tục đặt các hỏi trong đầu và bắt não hoạt động.


LÀM SAO ĐỂ THOÁT CHẾT?

Theo các chuyên gia, trong bất cứ tình huống nguy cấp nào, bạn cũng phải giữ cho mình thật bình tĩnh. Bình tĩnh để suy xét thông thái và giải quyết tình huống tốt nhất có thể.

Vậy, nếu chẳng may rơi vào tình huống mà Toshiro đang gặp phải, lời khuyên của chuyên gia là gì?

Phần I. Đánh giá tình hình

1. Quan sát xung quanh (a):

- Đầu tiên là nhiệt độ trong kho trữ đông: Tùy từng loại sản phẩm trữ đông mà nhiệt độ kho đông lạnh có các mức khác nhau. Riêng đối với kho trữ đông hải sản, nhiệt độ luôn được duy trì ở mức -18 độ C đến -22 độ C.

- Kho trữ đông chắc chắn không khác gì một hộp kim loại dày, với các bức tường, trần và cánh cửa được thiết kế dày đến 15cm. Phần lớn được làm từ các tấm thép mạ kẽm, thép không gỉ hoặc nhôm phủ vật liệu chống thấm Urethane.

- Và tất nhiên rồi, sàn nhà cũng được phủ bằng thép mạ kẽm, thép không gỉ hoặc nhôm.

- Bên trong kho chứa nhiều giá bằng thép không gỉ, dùng để đựng các loại hàng hải sản trữ đông.

- Một thiết bị cố định có khả năng chống ẩm cung cấp ánh sáng mờ.

- Và một rèm nhựa dày treo ở gần cửa ra vào.

2. Nhận định nguy hiểm (b):

Về cơ bản, bạn đang bị nhốt trong một hộp kim loại dày, kín, lạnh như băng. Lúc này, có 3 thứ có thể khiến bạn mất mạng:

- Hạ thân nhiệt

- Bỏng lạnh

- Không khí để thở

Nhiệt độ trung bình của một người khỏe mạnh duy trì ở mức 37 độ C. Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của một người giảm đáng kể dưới mức trung bình, cụ thể:

- Hạ thân nhiệt nhẹ: Nhiệt độ cơ thể hạ xuống từ 36 độ C xuống 34 độ C.

- Hạ thân nhiệt vừa phải: Nhiệt độ cơ thể hạ xuống từ 32 độ C xuống 23 độ C.

- Hạ thân nhiệt nghiêm trọng: Nhiệt độ cơ thể hạ xuống từ 20 độ C xuống 12 độ C.

Một người khi bị hạ thân nhiệt sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, hơi thở chậm dần, tiếp theo là mất cảm giác, rối loạn ý thức và tê cóng tay chân. Nếu kéo dài thêm một thời gian nữa, họ có thể bị ngừng tim và có nguy cơ tử vong.

Để hạn chế việc mất nhiệt, bạn cần làm mọi cách để duy trì nhiệt độ cơ thể trên mức nguy hiểm. Đây là lúc việc quan sát (a) mang lại lợi ích cho bạn.

Phần II. Cách hạn chế nguy hiểm

1. Đầu tiên là hạn chế hạ thân nhiệt:

Thử quan sát thêm một lần nữa xem trong kho trữ đông có một hộp dụng cụ chuyên dụng gồm băng dính, kéo, kìm... hay không. Nếu có bạn hãy dùng kìm cắt tấm rèm nhựa xuống.

Nếu tầm rèm đủ rộng, hãy lấy một nửa khoác lên người để tạm thời giữ ấm cho cơ thể. Sau đó, dùng băng keo thiết kế một "tấm chăn cách nhiệt kín" từ rèm nhựa rồi cuộn mình vào đó. Lưu ý, bạn hãy kiếm một tấm bìa các-tông làm tấm lót và ngồi lên đó, tránh được lượng nhiệt từ sàn nhà truyền lên.

Cố gắng quên đi cái lạnh đang khiến bạn run cầm cập và thực hiện quá trình này càng nhanh càng tốt. Khi tạo được "tấm chăn cách nhiệt kín" này rồi, bạn có cơ hội giữ cho nhiệt độ cơ thể mình gần như ở mức bình thường.

Một điều rất quan trọng, trong khi đang giải quyết tình hình, bạn cố gắng giữ mình bình tĩnh để không thở mạnh vì khi thở mạnh, cơ thể chúng ta càng dễ mất nhiệt hơn.

2. Thứ hai là hạn chế bỏng lạnh:

Bị nhốt trong kho lạnh -22 độ C, người thông minh sẽ thoát chết ngoạn mục thế nào? - Ảnh 4.

Bỏng lạnh phần lớn xảy ra ở tay, chân, mũi, tai, đầu... Ảnh minh họa.

Bỏng lạnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với khu vực có mức nhiệt dưới 0 độ C. Ở trường hợp nặng, bỏng nặng có thể gây tổn thương các mô sâu dẫn tới hoại tử. Vì bỏng lạnh phần lớn xảy ra ở tay, chân, mũi, tai, đầu... vì thế, để không bị bỏng lạnh, bạn cần đảm bảo rằng chân tay và mặt được che kín.

Các nhà khoa học cho biết, đầu chúng ta tỏa nhiệt khá lớn do đó, nhanh chóng lấy cuộn băng keo quấn quanh đầu tạo thành "chiếc mũ" kín hạn chế việc thoát nhiệt.

Bạn có thể tận dụng chiếc áo mà mình đang mặc để đảm bảo không vùng da nào tiếp xúc với khí lạnh bằng cách cắt một phần áo thừa trùm lên đầu, tai, tay chân... và cố định chúng bằng băng dính.

3. Thứ ba nguồn không khí để thở:

Bạn đã biết cách để hạn chế mức nhiệt cơ thể bị giảm và tránh bỏng lạnh. Vậy còn nguồn không khí để thở trong chiếc hộp kim loại kín bưng?

Nếu bị nhốt trong khối kim loại thể tích 6m x 3m x 2,5m, điều này có nghĩa là bạn chỉ có 45 mét khối không khí để thở mà thôi.

Ban đầu, không khí trong kho lạnh chứa khoảng 20% oxy và gần 0% CO2. Mỗi khi bạn thở, cơ thể bạn tiêu thụ oxy và giải phóng CO2.

Trung bình, một người hít thở nhẹ nhàng tiêu thụ khoảng 80 mét khối không khí mỗi ngày. Nếu tính toán một chút, ta có thể thấy, trung bình một ngày, một người cần khoảng 4,3 mét khối khí oxy tinh khiết.

Ở trong kho đông lạnh có thể tích như vậy thì nó chứa khoảng 9 mét khối oxy tinh khiết. Khoa học chứng minh, một người sẽ vẫn ổn với nồng độ oxy giảm xuống 10%, do đó, vẫn có đủ oxy để tồn tại trong vài tiếng trong tủ đông cỡ này.

Vì thế, để tránh hao tổn vô ích lượng oxy quý giá, bạn nên nằm yên, thở chậm dãi thay vì hoảng loạn, la hét và làm những việc mất sức.

Đừng vội mừng!...

Còn một vấn đề đáng lo nữa, đó là khí CO2 mà bạn thải ra. Nếu tránh được việc bị hạ thân nhiệt và bỏng lạnh bằng các thao tác bạn vừa làm ở trên, thì CO2 là thứ không thể tránh khỏi.

Khi nồng độ CO2 trong không khí vượt quá 5%, bạn có thể tử vong. Ở một kho đông lạnh cỡ này sau 6 giờ đồng hồ, việc bạn bị ngộ độc CO2 là một hiện thực bạn buộc phải chấp nhận.

Nếu may mắn có người sớm phát hiện, thì họ sẽ tìm thấy bạn với gương mặt đỏ au, kiệt sức, mất phương hướng vì nhiễm lạnh và nhiễm độc CO2.

Tuy nhiên, nếu được cấp cứu kịp thời, bạn hoàn toàn có thể sống sót!

Nói tóm lại, chúng ta không ai đoán được sẽ có chuyện gì xảy đến với mình, tuy nhiên, lời khuyên mẫu số chung cho tất cả các trường hợp là giữ bình tĩnh. Khi bình tĩnh, chúng ta dễ suy xét mọi việc để tìm ra hướng tốt nhất. Hãy trang bị kiến thức để tự giúp mình sống sót trong mọi nghịch cảnh.

Bị nhốt trong kho lạnh -22 độ C, người thông minh sẽ thoát chết ngoạn mục thế nào? - Ảnh 6.

Nếu làm việc thường xuyên trong môi trường nhiệt độ thấp, bạn nên trang bị đầy đủ đồ ấm cho cơ thể. Ảnh minh họa.

Bài viết sử dụng nguồn: Science.howstuffworks

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại