Đạt được mục tiêu 'khó nhằn' nhất, kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ

Lục Trúc |

Kinh tế phục hồi là do nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc trên toàn cầu được phục hồi và các biện pháp của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Tốc độ hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc vào tháng 8 với doanh số bán lẻ, thành trì cuối cùng trong số các lĩnh vực kinh tế chủ chốt, đã trở về với mức trước đại dịch và đã có tháng tăng trưởng đầu tiên kể từ đầu năm.

Theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, những chỉ tiêu quan trọng khác bao gồm sản lượng sản xuất, đầu tư và hoạt động bất động sản đều đã bắt đầu lấy lại được tốc độ, một dấu hiệu cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một thước đo chính thống là tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thi đã giảm xuống còn 5,6%, mức thấp nhất kể từ mốc 5,3% vào tháng một năm nay khi mà dịch bệnh Covid bắt đầu tác động tới hoạt động tuyển dụng. Tỷ lệ này cũng thấp hơn mức mục tiêu trần của chính phủ Trung Quốc (trong khoàng 6%) cho năm nay và thấp hơn so với mức kỷ lục 6,2% vào tháng 02.

Kinh tế phục hồi là do nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc trên toàn cầu được phục hồi và các biện pháp của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy tăng trưởng. GDP quý II tăng thêm 3,2% so với năm ngoái, so với mức tăng trưởng âm 6,8% của quý I.

Doanh thu bán lẻ trì trệ tại Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại trong các nhà kinh tế về một sự phục hồi "đầu voi đuôi chuột. Các nhà kinh tế đã dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ sẽ trở về với mức bình thường từ nhiều tháng nay tuy nhiên các dự đoán này đều trật lất. Riêng tháng 8, họ dự đoán mức tăng tối thiểu ở mức 0,1% và cuối cùng thì con số là tăng trưởng 0,5% so với năm trước, đây là một sự tiến bộ vượt bậc nếu so với mức giảm 1,1% vào tháng bảy.

Doanh số bán lẻ đã được hưởng lợi từ việc tháo dỡ lệnh phong tỏa trên khắp cả nước. Trong khi hoạt động kinh tế trên nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bắt đầu trở về trạng thái bình thường vào tháng 4, những đợt bùng phát dịch cục bộ đã làm cho quan chức địa phương luôn ở tình trạng cảnh giác cao độ và kìm chế lòng tin của người tiêu dùng.

Hiên nay, khi mà không có ca nhiễm trong cộng đồng nào trong nhiều tuần, các trung tâm thương mại, quán ăn, phòng tập gym trên khắp quốc gia này đã đón khách trở lại. Rạp chiếu phim – thành trì cuối cùng còn đóng cửa với công chúng – cũng đã mở cửa trở lại vào cuối tháng 07. Trong vòng 10 ngày cuối cùng của tháng tám, số liệu chính thức đã chỉ ra doanh số bán vé của các rạp chiếu phim đã trở lại ở mức bằng với 90% của năm trước.

Những dữ liệu tần suất cao vào tháng tám cũng chỉ ra du lịch bằng đường sắt và đường không đang dần tiệm cận với mức trước đại dịch khi mà các gia đình tận dụng cơ hội cuối cùng để đi du lịch trước khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng chín. Trong khi đại dịch tiếp tục càn quét các khu vực khác trên thế giới và khiến cho các chuyến bay quốc tế bị hạn chế, nhiều khách du lịch Trung Quốc đã thay đổi kế hoạch của họ sang du lịch nội địa. Fu Linghui, phát ngôn viên của Tổng cục thống kê Trung Quốc, cho biết những điểm đến có cảnh đẹp trong nước đã trở nên đông đúc vào tháng tám, một bằng chứng nữa cho thấy sự phục hồi của tiêu dùng nội địa.

Tuy nhiên, số liệu về việc làm thì lại phức tạp. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị giảm thì tỷ lệ tân cử nhân ra trường tiếp tục gia tăng vào tháng tám đã tạo ra thách thức khi mà tháng 7 thường được coi là tháng tốt nghiệp tại Trung Quốc.

Ngân hàng ANZ đã nâng dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 lên 2,1% so với mức dự đoán chỉ có 1,8% trước đó và chỉ ra rằng sự phục hồi mạnh mẽ của khu vực dịch vụ và sự kỳ vọng ngày càng cao rằng Trung Quốc sẽ sản xuất vắc xin trong năm nay là nguyên nhân cho sự gia tăng này.

Tham khảo Wall Street Journal

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại