Đập Tam Hiệp không "cứu" nổi TQ nếu đại họa 66 năm trước tái hiện, giải pháp duy nhất là gì?

Hải Võ |

Trước khi Trung Quốc đón nhận mưa lớn phá kỷ lục nhiều năm liền, vào tháng 5 vừa qua Bộ Thủy lợi nước này đã tổ chức huấn luyện phòng chống lũ trên sông Dương Tử (Trường Giang).

Đợt huấn luyện ngày 28/5/2020 lấy bối cảnh hồng thủy (lũ lớn) năm 1954 trên sông Dương Tử, bao gồm các hoạt động điều tiết hệ thống hồ chứa, vận hành đê điều, vận dụng các vùng phân tán nước lũ ở trung và hạ lưu. Mục tiêu của chương trình là phát huy đầy đủ vai trò điều tiết của nhóm hồ chứa ở thượng nguồn sông - với đập Tam Hiệp làm trọng tâm, phối hợp với các công trình liên quan nhằm giảm thiểu tổn thất do nạn lụt.

Những điểm yếu trong cơ chế chống lũ ở Trường Giang

Hệ thống phòng chống lũ trên Trường Giang đã liên tục được gia cố kể từ sau đại hồng thủy mang tính lịch sử vào năm 1998, bên cạnh dự án Tam Hiệp được hoàn thiện và đưa vào sử dụng toàn diện từ năm 2006.

Trong bản "Phương hướng sách lược phòng chống lũ lụt giảm nhẹ thiên tai ở Trường Giang trong thời ký mới" vào tháng 2/2017, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Ngụy Sơn Trung cho biết hiện các địa phương ở lưu vực sông này có hệ thống đê điều dài khoảng 34.000 km. Ở trung và hạ lưu sông, có 42 vùng phân tán cho phép hấp thụ dung tích nước lũ vượt mức vào khoảng 59 tỷ m3.

Tuy nhiên, ông Ngụy chỉ ra, bất chấp năng lực chống lũ đã nâng cao, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử vẫn tồn tại nhiều vấn đề: Lượng xả nước an toàn của lòng sông ở trung-hạ lưu Trường Giang so với đỉnh lũ vẫn còn chênh lệch lớn.

Đập Tam Hiệp có dung tích ngăn lũ lên đến 22.15 tỉ m3, nhưng nếu so với lượng nước lũ vượt mức ở trung và hạ lưu Trường Giang thì dung tích này chỉ là "muối bỏ bể". Ông Ngụy cho biết, nếu gặp phải nạn lũ như năm 1954, hệ thống hiện nay của Trung Quốc sẽ còn phải xử lý một lượng nước lũ vào khoảng 34-40 tỉ m3 từ dòng chính sông ở trung và hạ lưu.

Ngoài ra, khả năng chống lũ của các hồ và sông nhánh của Trường Giang không cao - ông Ngụy Trung Sơn nêu, đặc biệt là đầu tư vào đê điều ít, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn. Sau khi hồ chứa đập Tam Hiệp và các hồ chứa kiểm soát nước ở thượng nguồn Trường Giang vận hành, việc xả lũ xuống đã dẫn đến xói mòn về dài hạn ở trung và hạ lưu sông, gây ra sạt lở ở một số đoạn sông, tạo thành rủi ro cho an ninh đê điều và dòng nước.

Chính phủ Trung Quốc tháng 7/2008 ban hành Quy hoạch phòng chống lũ lụt ở lưu vực Trường Giang, mở đường triển khai xây dựng hạ tầng chống lũ quy mô lớn. Song nhiều chuyên gia chỉ ra, trong mùa mưa lũ năm 2016, mưa lớn gây thiên tai ở trung và hạ lưu Trường Giang ảnh hưởng đến hơn 50.58 triệu người, làm 121 người tử vong, đồng thời để lộ ra rất nhiều điểm yếu kém còn tồn tại trong hệ thống phòng chống lũ lụt ở Trường Giang.

Đập Tam Hiệp không cứu nổi TQ nếu đại họa 66 năm trước tái hiện, giải pháp duy nhất là gì? - Ảnh 2.

Các binh sĩ quân đội Trung Quốc đắp bao cát dọc bờ hồ nước ngọt Bà Dương đoạn đi qua Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, sau khi mưa lớn làm nước hồ dâng cao, tháng 7/2020

Trung Quốc cần điều chỉnh toàn bộ đạo luật phòng chống lũ

Tổng công trình sư thuộc Ủy ban Thủy lợi Trường Giang, Bộ Thủy lợi Trung Quốc, ông Trọng Chí Dư, năm 2019 nêu ra vấn đề chủ yếu tồn tại trong công tác ngăn lũ ở Trường Giang hiện nay gồm thiếu hụt quy hoạch mới dẫn dắt, xây dựng và quản lý tốt các vùng phân tán lũ, tình trạng sạt lở bờ sông ở dòng chính Trường Giang gia tăng, và vấn đề bảo đảm an toàn cho người dân các khu bờ sông,...

"Cùng với việc Tam Hiệp và loạt các hồ chứa để kiểm soát nước ở thượng nguồn Trường Giang lần lượt hình thành, tình hình chống lũ ở hạ nguồn sông có thay đổi sâu sắc," ông Trọng Sĩ Dư phát biểu khi tham dự Lưỡng hội - kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc - năm 2019.

Ông cho rằng, nhà chức trách cần phân tích một cách có hệ thống các điểm yếu kém trong lĩnh vực chống lũ ở Trường Giang, đưa ra xem xét lại các tiêu chuẩn về ngăn lũ ở lưu vực sông, tái tổ chức hệ thống chống lũ lụt và thực hiện quy hoạch có tính tiền trạm.

Ông Trọng Sĩ Dư kiến nghị giới chức đẩy nhanh xây dựng và điều chỉnh các vùng phân tán lũ nhằm củng cố hoạt động ứng phó với tình trạng sạt lở sông, đồng thời cho ra đời cơ chế quản lý, bảo vệ người dân đôi bờ.

Ông Trình Hiểu Đào - cựu Phó chủ nhiệm thường trực Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai hạn hán lũ lụt, thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc - nhận định, các tồn tại trong lĩnh vực chống lũ Trường Giang hiện nay không còn đơn thuần là giải pháp quản lý các vùng phân tán lũ, mà cần điều chỉnh toàn bộ Luật phòng chống lũ lụt của nước này - đạo luật được ban hành từ thập niên 1990, nhằm thích nghi với những điều kiện mới.

Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại