Đọc sách như thế nào mới là đúng? Có 3 cách chính mà Tăng Quốc Phiên nhắc đến.
1. Hãy đọc các tác phẩm kinh điển
Vì bản thân Tăng Quốc Phiên là một phần tử trí thức theo tiêu chuẩn Nho giáo, nên ông đã dạy Tăng Kỷ Trạch đọc sách một cách có kế hoạch từ nhỏ, chủ yếu lấy "thập tam kinh" và "nhị thập tứ sử" làm căn bản.
Theo quan điểm của Tăng Quốc Phiên, đây là những tác phẩm kinh điển trong số các tác phẩm kinh điển đã vượt qua được thử thách của thời gian, mà lý do tại sao các tác phẩm kinh điển được gọi là kinh điển, là bởi vì trí tuệ và tư tưởng trong chúng đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Đó chính là những giá trị vô giá nhất, rất đáng để hậu thế học hỏi.
Chúng ta đọc sách để làm gì? Là vì để học hỏi trí tuệ và tư tưởng của người khác. Những thứ mang tính trí thức luôn được thay đổi liên tục theo thời gian, nhưng những thứ mang tính tư tưởng và trí tuệ thì thời gian càng trôi qua, chúng càng có giá trị học hỏi. Vì vậy, khi đọc sách, con đường tắt ngắn nhất là đọc các tác phẩm kinh điển.
Các tác phẩm kinh điển phải được đọc một cách nghiền ngẫm, vì nếu xét về hiệu quả học tập, thì đọc mà nghiền ngẫm sẽ tốt hơn là chỉ đọc một cách lướt qua. Mặc dù đọc lướt qua cũng có thể học được rất nhiều điều, nhưng càng học nhiều thì lại càng quên nhiều và dễ tạo nên sự nhầm lẫn, như câu "học nghệ không tinh".
2. Sách cũ chưa đọc xong thì không được đọc sách mới
Có nghĩa là, nếu bạn chưa đọc xong một cuốn sách thì đừng vội đọc cuốn sách khác. Thực tế, có rất nhiều người gặp phải vấn đề này, họ nhận được rất nhiều sách cùng một lúc, vì thế chưa đọc xong cuốn này thì đã nôn nóng muốn xem cuốn khác. Dẫn đến tình huống, cuốn này lật vài trang, cuốn kia lật vài trang, cuối cùng chẳng cuốn nào được đọc hoàn thành và thấu hiểu cả. Tăng Quốc Phiên chủ trương, nếu bạn chưa đọc xong một cuốn sách, thì đừng vội đọc những cuốn tiếp theo. Trên thực tế, đây là một phương pháp đọc nhập vai, giúp chúng ta hoàn toàn có thể chìm sâu vào thế giới của một cuốn sách, từ đó hiểu nó thấu đáo hơn.
Vương Quốc Duy, một bậc thầy về Trung Quốc học, cũng cho rằng cảnh giới của nhân tướng học trước hết là phải đi vào nội tâm, sau đó mới có thể hiển lộ ra ngoại cảnh. Đọc sách cũng như thế, trước tiên bạn phải đắm mình vào nó, rồi cuối cùng bạn mới có thể nhận được điều gì đó có giá trị từ nó cho nội tâm của mình, từ sự thay đổi của nội tâm mới dẫn đến sự hiển lộ về tướng mạo.
Tất nhiên, mặc dù Tăng Quốc Phiên ủng hộ việc đắm mình trong việc đọc, nhưng ông không bao giờ ủng hộ việc học thuộc lòng. Ông nói với con trai mình: "Khi con đọc sách, con không cần phải khổ sở để học thuộc lòng nó. Chỉ cần con bình tĩnh bơi trong nó, hôm nay đọc vài trang, ngày mai đọc vài trang, lâu dần tự nhiên sẽ thu được lợi ích." Điều đó có nghĩa là, đọc và đắm mình thực tế là một việc rất thư giãn và thú vị. Đừng học thuộc lòng như một nhiệm vụ và biến nó trở nên nặng nề.
Đọc sách nên là một việc làm thư giãn và dễ chịu, nhưng không có nghĩa là nó giống như đọc các loại sách giải trí. Tăng Quốc Phiên chủ trương rằng khi đọc sách ta nên ghi chú lại. Tức là khi đọc sách, người ta phải học cách "động thủ", vừa đọc vừa viết, phải "ghi lại một vài ghi chú, những gì bạn tâm đắc và những gì bạn vẫn đang nghi vấn". Bạn cảm nhận và suy nghĩ gì khi đọc nó, dù đó là kinh nghiệm của bạn hay bất kỳ nghi vấn nào, bạn đều phải viết ra. Có như thế mới có thể giúp ích được ngộ tính của bạn sau này.
3. Trau dồi sở thích cá nhân và định hướng đọc sách
Cách giáo dục hai cậu con trai của Tăng Quốc Phiên là ví dụ điển hình nhất. Anh cả Tăng Kỷ Trạch không thích thi cử của triều đình, không thích văn chương, mà thích ngôn ngữ học và xã hội học phương tây, Tăng Quốc Phiên đã khuyến khích con mình hãy đọc sách theo sở thích. Và điều đáng khen nhất là mặc dù bản thân Tăng Quốc Phiên không biết nhiều về "phương tây học", nhưng vì con trai, ông cũng đã chăm chỉ đọc rất nhiều sách cùng thể loại để có thể thảo luận cùng con. Sau này, Tăng Kỷ Trạch đã viết "lời mở đầu sơ lược về phương tây học" và "hình học bản gốc", cả hai quyển sách đều được xuất bản bởi Tăng Quốc Phiên, ông đã tự mình phê duyệt chúng và xuất bản thành các ấn bản khắc.
Đối với Tăng Kỷ Hồng, người con trai thứ hai, ông không chỉ khuyến khích Tăng Kỷ Hồng phát triển sở thích nghiên cứu toán học mà điều đáng khen là sau khi Tăng Kỷ Hồng kết hôn, vợ cũng là một người phụ nữ rất thích đọc sách. Tăng Quốc Phiên cảm thấy trong thời đại trọng nam khinh nữ này, việc một người phụ nữ thích đọc sách là điều không dễ dàng gì. Nên khi dạy con trai, tôi cũng dạy luôn cho con dâu. Vợ Tăng Kỷ Hồng không thích toán học như chồng, cô chỉ thích văn học và lịch sử, mà về phương diện này thì Tăng Quốc Phiên chính là "cao thủ" rồi. Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của Tăng Quốc Phiên, cô đã đọc tinh thông "thập tam kinh chủ sơ" và "tư trị thông giám", sau cùng trở thành một tài nữ nổi tiếng.
Sau này, ông cũng chủ trương rằng nên chọn một số trẻ em thông minh thích học phương tây học cho đi xuất ngoại du học, chi phí sẽ do chính phủ đài thọ. Chính vì chủ trương mạnh mẽ của ông mà trong lịch sử cận đại đã có lứa du học sinh đầu tiên, trong số hơn 30 cháu đầu tiên có một học sinh tên là Chiêm Thiên Hựu, người này sau này trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho kỹ thuật đường sắt của Trung Quốc.
Trần Anh