Đào đất tại công trường, công nhân phát hiện được một "kho báu ngầm"

Trần Quỳnh |

Trong lúc đang thi công tại một công viên, nhóm công nhân đã bất ngờ phát hiện "kho báu ngầm" có giá trị nghiên cứu rất lớn.

Theo ông Lục Mai, đội trưởng đội khai quật, vào ngày 13/1 vừa qua, đội công nhân đang làm việc tại công trường trong công viên Nhị Tiên Kiều thuộc khu Thành Hoa (Thành Đô, Tứ Xuyên) bất ngờ phát hiện nhiều khối gạch màu xám tro cách mặt đất khoảng 1m, sắp xếp rất giống một ngôi mộ cổ.

Người phụ trách của công trình đã lập tức dừng thi công và báo cho đội khảo cổ địa phương. Sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đã tới khảo sát hiện trường và xác định quy mô ngôi mộ.

Theo đó, ngôi mộ có chiều dài 3,5m, rộng 2,4m, cao 1,3m. Toàn cảnh của "kho báu ngầm" này dần hiện ra trước mắt.

Trải qua quá trình khai quật, những bí xung quanh ngôi mộ dần được hé mở. Thông qua cấu trúc cùng đồ tùy táng, các nhà khảo cổ xác định đây là ngôi mộ hợp táng có niên đại từ thời nhà Tống.

Ngay sau cửa huyệt mộ là một pho tượng dũng sĩ có ánh mắt trợn trừng, chiều cao khoảng 0,8m. Phía các nhà khảo cổ nhận định kiểu tượng có chiều cao thế này xuất hiện nhiều trong các huyệt mộ thời Tống.

Đào đất tại công trường, công nhân phát hiện được một kho báu ngầm - Ảnh 1.

Cận cảnh các di vật thu thập được trong ngôi mộ của thương gia Tống triều. (Ảnh: nguồn Sina).

Trong quá trình khai quật, đội khảo cổ thu thập được 20 đồng tiền, tượng quan văn cùng một số tượng khắc hình động vật. Do sở hữu niên đại lâu đời, những chữ khắc trên mộ và các đồ tùy táng đã mòn, rất khó có thể xác định danh tính chủ nhân.

Nhưng xét từ quy mô cho tới đồ tùy táng, các chuyên gia nhận định người trong mộ phải là một nhân vật có thực lực về kinh tế lúc bấy giờ, rất có thể là một thương gia giàu có.

Tuy nhiên, sau khi khai quật, các nhà khảo cổ quát hiện một thông đạo được đào từ trên nóc hầm mộ, được xác định là vết tích của mộ tặc.

Do bị xâm nhập từ bên ngoài, ngôi mộ có dấu hiệu bị sụp và nghiên, nhiều bảo vật bên trong rất có thể đã bị lấy trộm, những di vật còn lại cũng bị hư hại, xương cốt của vị thương gia được an táng tại đây đã mục nát.

Bên trong ngôi mộ có 20 đồng tiền cổ, mặt trên đều được khắc chữ "Sùng Ninh thông bảo".

Theo lý giải từ phía các chuyên gia, bốn chữ "Sùng Ninh thông bảo" này được khắc với nét chữ thanh thoát, mảnh khảnh, là loại tiền lưu hành dưới thời vị vua thứ 8 của thời nhà Tống – Hoàng đế Tống Huy Tông.

Đào đất tại công trường, công nhân phát hiện được một kho báu ngầm - Ảnh 2.

Các nhà khảo cổ khẳng định, đối với môi trường thổ nhưỡng đặc trưng của vùng Tứ Xuyên mà nói, những đồng tiền cổ có niên đại từ thời nhà Tống này vẫn được bảo quản tương đối nguyên vẹn. (Ảnh: nguồn Sina).

Phát hiện về ngôi mộ của thương giaTống triều này đã gây chấn động giới khảo cổ địa phương nói riêng và đặc biệt nhận được sự chú ý từ giới khảo cổ Trung Quốc.

Ngôi mộ này đặc biệt có giá trị nghiên cứu, trở thành nguồn cung cấp tài liệu khảo cổ trọng yếu về thời nhà Tống, đồng thời cũng khắc họa bức tranh một Thành Đô phồn hoa về kinh tế dưới triều đại này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại