Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn "sang chấn tâm lý" từ dân mạng

MH |
Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn "sang chấn tâm lý" từ dân mạng
Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn "sang chấn tâm lý" từ dân mạng

Lần đầu tiên mới thấy tôm luộc lên có màu trắng như bị "bạch tạng" vậy?

Ai chẳng biết tôm sông khi còn sống có màu xám xanh đặc trưng, lúc luộc chín lên thì sẽ chuyển sang màu đỏ cam cực kỳ bắt mắt. Thế nhưng đúng là trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra các bạn ạ! Đã bao giờ bạn nhìn thấy một con tôm nấu chín có… màu trắng như bị bạch tạng chưa?

Mới đây, một chàng trai đăng ảnh vào group có hơn 1 triệu thành viên trên Facebook kèm caption: "Mọi người cho em hỏi tôm bị trắng khi luộc có ăn được không ạ?". Ngay lập tức, bài đăng này đã thu về gần cả ngàn bình luận xôn xao từ cộng đồng mạng.

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 1.

Con tôm luộc có màu trắng như bị "bạch tạng" khiến cư dân mạng xôn xao (Ảnh: Tuệ Hiếu Đức/ Ghét bếp, không nghiện nhà)

Đa phần các bình luận để lại đều chẳng giúp trả lời trọng tâm của hỏi của chàng trai, ngược lại ai cũng hài hước pha trò:

- "Đây là tôm bạch tạng (bạch hà), là loại đang nằm trong sách đỏ. Giá thị trường khoảng 1 tỉ 1 con. Bạn vừa vứt đi 2 tỉ đấy!"

- "Tôi là người nuôi tôm và nghiên cứu tình cảm của tôm, tôi kết luận rằng cặp tôm này là cặp tôm đực - cái, có thể là một đôi tình nhân đang giận nhau. Vì máu tôm màu trắng nên giận sôi máu thì toàn thân sẽ thành màu trắng luôn. Khuyến cáo không nên ăn tôm khi chúng đang tức giận nhau, vì ăn như vậy thì ta có vui vẻ gì đâu!"

- "Tôm này chắc dùng kem trộn quá đà, hoặc có khi là chỉnh app lố tay!"

- "Chắc bạn luộc sai cách nên nó giận bay màu đó!"

- "Da dẻ tái nhợt và trắng bệch thế kia, chắc con tôm này bị chết đuối lâu quá rồi!"

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 2.

Loạt bình luận đọc vào chỉ biết "cười ra nước mắt" đến từ dân mạng

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 3.

Có người cho rằng con tôm này... dùng kem trộn quá đà?!

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 4.

Cá biệt, rất nhiều người tình nguyện… chỉnh màu giúp con tôm đỏ hơn và bảo chủ thớt "yên tâm mà ăn"

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 5.

Một cô gái tình nguyện "mặc váy" cho 2 con tôm!

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bình luận nêu lên những luận điểm nghe có vẻ khá khoa học, còn chính xác hay không thì… hên xui:

- "Tôm không được tươi, sắc tố trong tôm bị giảm khi nó chết quá lâu nên lúc chế biến sẽ cho ra màu trắng như vậy."

- "Tôm này nếu lấy ra từ ruột mực hoặc cá thì bạn tốt nhất đừng nên ăn."

- "Tôm đầu mùa nên luộc lên hơi trắng xíu thôi bạn, vẫn ăn bình thường."

- "Đây gọi là tôm bạc, ăn được nhé. Quê mình Cà Mau, thiên đường của cua tôm nên biết rõ lắm!"

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 6.

Bảng thể hiện các cấp độ chín của tôm

Cho những ai chưa biết, những loài thủy, hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu chín thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố đặc biệt mang tên Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Đăng ảnh hỏi tôm luộc màu trắng ăn có bị gì không, chàng trai nhận được 7749 câu trả lời nghe muốn sang chấn tâm lý từ dân mạng - Ảnh 7.

Giải thích cho lý do vì sao tôm khi luộc chín có màu đỏ cam đặc trưng, đó là do sự hoạt động của sắc tố Astaxanthin ẩn dưới lớp vỏ tôm

Nguồn: Tổng hợp

theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên