‘Dằn mặt’ khách hàng lớn nhất bằng cách ngừng cung cấp khí đốt, Nga nhận trái đắng sau 4 tháng thực thi

Như Quỳnh |

Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho nhiều quốc gia châu Âu như một biện pháp trả đũa cho việc không chấp nhận việc thanh toán cho Nga bằng đồng rúp. Tuy nhiên sau 1 thời gian thực hiện, kết quả hoàn toàn đi ngược dự tính.

Nếu như trước đây, Đức phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga và ông Putin nghĩ rằng việc ngừng cung cấp khí đốt cho quốc gia này sẽ khiến Đức phải khốn đốn trong mùa đông thì thực tế đã diễn ra đi ngược theo dự tính của Nga.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã không nhận được các đợt giao hàng của Nga kể từ tháng 9 nhưng giờ đây gần như chắc chắn sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong những tháng tới - một kỳ tích ấn tượng. Trước khi xung đột xảy ra, Đức phụ thuộc vào Moscow với 52% lượng nhập khẩu khí đốt.

Cứu tinh của Đức đến từ các dạng khí đốt tự nhiên hóa lỏng, các chuyến hàng qua đường ống từ Na Uy và Hà Lan và một loại nhiên liệu được yêu thích từ xưa tới nay: than đá.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Đức đã học được bài học từ việc quá phụ thuộc vào Nga. Ông nói mục tiêu bây giờ là xây dựng năng lực mang lại cho Đức cơ hội có nhiều khí đốt như trước khi xảy ra xung đột mà không phải nhập khẩu từ Nga.

Tuy nhiên con đường nhập khẩu LNG cũng còn nhiều thách thức khi không có hợp đồng dài hạn, người mua LNG phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế. Và lượng LNG có sẵn trên thế giới dự kiến ​​sẽ không tăng nhiều trong ít nhất ba năm.

Nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau khi nới lỏng các hạn chế do Covid-19, nhiều lô hàng có thể không còn được cung cấp cho châu Âu. Thỏa thuận 15 năm mà Đức đã ký với Qatar chỉ tương đương với khoảng 6% khối lượng mà họ nhập khẩu của Nga vào năm 2021.

Simone Turri, người đứng đầu bộ phận giao dịch tại công ty kinh doanh năng lượng Thụy Sĩ MET International, cho biết: “Thách thức lớn nhất đối với Đức trong vài năm tới là thu hút LNG như một nguồn năng lượng cơ bản. Việc xây dựng các kho cảng LNG mà không có hợp đồng mới sẽ không giải quyết được vấn đề.”

Nhiều sự lựa chọn thay thế Nga

Tổn thất của Nga là một lợi ích lớn cho Na Uy và Hà Lan, với xuất khẩu khí đốt từ hai quốc gia này đã tăng mạnh.

Na Uy hiện là nhà cung cấp lớn nhất của Đức với 33% sau khi tăng gần gấp 3 lần tổng xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào năm ngoái. Oslo dự kiến ​​dòng chảy sẽ duy trì ổn định trong 4 đến 5 năm tới nhưng sau đó giảm dần khi nguồn cung cạn kiệt.

‘Dằn mặt’ khách hàng lớn nhất bằng cách ngừng cung cấp khí đốt, Nga nhận trái đắng sau 4 tháng thực thi - Ảnh 1.

Nguồn cung của Đức vẫn dồi dào ngay cả khi Nga ngừng cung cấp khí đốt. Đồ họa: Bloomberg

Hà Lan đã tăng gấp ba lần tỷ trọng xuất khẩu hàng tháng sang Đức vào tháng 12. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó được khai thác từ mỏ khí đốt Groningen quan trọng và dự kiến ​​sẽ ngừng hoạt động vào năm tới do hoạt động sản xuất đã gây ra hàng trăm trận động đất.

Chính phủ đã gia hạn thời gian sử dụng các nhà máy điện chạy bằng than đá từng bị đóng băng trước đó cho đến tháng 3 năm 2024. Theo ước tính của Bloomberg, Đức đang khôi phục đủ than để cung cấp điện cho khoảng 5 triệu ngôi nhà.

Quốc gia này tạo ra hơn 1/3 tổng sản lượng điện từ than đá. Tập đoàn năng lượng khổng lồ RWE AG, muốn tăng gấp 3 lần công suất năng lượng sạch trong thập kỷ này và vẫn đang tiếp tục các kế hoạch khai thác thêm than non từ một mỏ phía tây.

Ngoài ra thời tiết cũng đóng vai trò là vị cứu tinh cho dự trữ khí đốt của Đức. Chính phủ cho biết nhiệt độ vào năm 2022 cao hơn 1,1 độ C so với mức trung bình hàng năm trong 4 năm qua, với việc Berlin và các thành phố châu Âu khác cũng đều lập kỷ lục vào mùa đông này.

Cơ quan quản lý mạng BNetzA cho biết, độ ấm tăng thêm đó đã giúp hạn chế mức tiêu thụ khí đốt thêm 14%. Giá giảm giúp giảm bớt lạm phát, gánh nặng cho ngành công nghiệp và áp lực cho các nhà hoạch định chính sách.

Timm Kehler, chủ tịch nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khí đốt Zukunft Gas của Đức cho biết: “Các điều kiện thời tiết thuận lợi hiện đang có lợi cho chúng tôi."

Theo Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại