Đám thanh niên "hổ báo" đe dọa bác sĩ và ca mổ nhiều nước mắt

Ngân Hà |

Trong cuộc sống, ai cũng có riêng mình những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như không còn thời gian để quan tâm tới những việc, những người xung quanh.

Câu chuyện khiến nhiều người thức tỉnh vì đã sống ích kỉ bấy lâu

"Hôm nay mổ nhiều, hắn mệt rã rời, mặc kệ suy nghĩ của mình trôi đi vô định. Đang suy nghĩ vẩn vơ, tiếng điện thoại reo

- Bác xuống ngay phòng cấp cứu! Bệnh rất nặng.

Hắn tất tả chạy xuống. Một thằng bé bê bết máu, mặt tái xanh, tay chân lạnh, ngực bên trái có một vết thương, sau mỗi nhịp thở lồng ngực phình to thêm. 

Toàn thân nham nhở những vết chém trên những hình xăm vằn vện. Một vết thương bụng, phòi mạc nối và ruột, máu chảy ra không ngừng.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân đã bớt khó thở, huyết áp vẫn thấp, máu trong bụng vẫn chảy ra.

- Thưa bác! không có thân nhân, máu AB, bệnh viện không có!

Hắn tìm trong ví bệnh nhân thấy số điện thoại cha cậu bé.

- Bác có phải là cha của Nam không? Cậu ấy bị chém rất nguy kịch, có thể không qua khỏi. Đang nằm ở bệnh viện. Bác lên ngay ạ.

- Tôi biết rồi! Cứ để nó chết đi! Tháng nào cũng đâm chém. Tôi hết chịu nổi rồi! Tút… Tút…

Hắn ngạc nhiên, tiếp tục hồi sức. Chợt mấy thanh niên bước vào:

- Thằng Nam có đây không?

Hắn mừng quá vì nghĩ người nhà lên. Nhưng khi thấy Nam, một tên chạy đến đánh túi bụi.

- "Nó chém thằng em tao, tao phải giết nó. Ai cứu nó, tao giết!" Hắn sợ quá, lùi lại. Đám thanh niên chốc lát lại ào lên khiến hắn càng sợ, càng rối trí.

- Thưa bác! Ai ký cam kết mổ? Ai tạm ứng tiền? Ai chịu trách nhiệm? Không có máu truyền vậy chuẩn bị mổ hay chuyển viện? Một loạt vấn đề nan giải.

Máu trong bụng bệnh nhân vẫn chảy. Hắn biết chuyển viện không kịp.

- Tôi cho máu, tiếp tục hồi sức, mổ hay chuyển viện tính sau".

Đám thanh niên hổ báo đe dọa bác sĩ và ca mổ nhiều nước mắt - Ảnh 1.

Sau nhiều đắn đo, cuối cùng vị bác sĩ đã quyết định làm theo mệnh lệnh từ trái tim mình (Ảnh minh họa).

Trước tình huống nguy hiểm ấy, trong đầu vị bác sĩ trẻ dâng lên hàng loạt câu hỏi:

"Hắn bàn giao xong, qua phòng xét nghiệm để cho máu. Hắn rối lên: "Mổ hay chuyển viện? Ai ký cam kết mổ? Không ai đóng tiền thì chịu. Bệnh viện sẽ kỷ luật, thậm chí đuổi việc. 

Cuộc sống gia đình mình sẽ ra sao? Đám thanh niên kia có hành hung mình không? Nếu chuyển viện, mình không phải lo lắng gì hết, nhưng trách nhiệm của mình ở đâu?"

Giữa quyền lợi của bản thân và việc nỗ lực cứu giúp bệnh nhân đang nguy kịch, vị bác sĩ không khỏi đắn đo, giằng xé. Thế rồi, những câu chuyện về sự "cho" và "nhận" mà bản thân đã từng trải qua đã khiến anh thức tỉnh.

"Hắn chợt nhớ khi còn nhỏ, hắn leo lên một thác đá, trượt chân, trôi băng băng theo dòng thác nước dựng đứng. Bỗng một người lao ra, ôm được hắn, cùng lăn tròn với hắn. 

Đầu ông ấy đánh chát vào vách đá chảy máu...Sao ông ấy làm vậy nhỉ? Ông có trách nhiệm gì đâu? Ông đâu làm nghề y. Nếu mình mổ, mình có thiệt thòi hơn ông ấy khi cứu mình không?

Hắn nhớ đến đứa bé bầu bĩnh ngày hắn đi thực tập. Một đứa bé có nhóm máu hiếm cần truyền máu. Người ta tìm được một đứa bé có cùng nhóm máu và chấp nhận cho máu. 

Cho xong, bé hỏi: "Mẹ ơi! Con cho máu rồi thì bao lâu nữa con chết?". Bé cứ nghĩ cho máu xong là chết, vậy mà chấp nhận. Còn mình, mình đang suy tính thiệt hơn khi đã là "từ mẫu".

Hắn lại nhớ về con chó của hắn. Ngày đó, hắn bị một con rắn hổ mang tấn công. Bỗng đâu, con chó phóng tới, cắn nhau với con rắn. Con rắn chết. Nhưng chó cũng đã bị rắn cắn. 

Tối đó, con chó cho bốn đứa con nó bú, và cả mẹ con đều chết. Con chó của mình thật tốt. Mình có tốt không? Hắn quyết định mổ. Lại một đêm trắng, với bao nhiêu khó khăn và lo lắng. Lỡ mà…

Bốn ngày sau, hắn vào phòng bệnh, gặp một bà già là mẹ của bệnh nhân. Cặp mắt bà đỏ hoe, nước mắt chảy dài. Lòng hắn chùng xuống và mơ hồ thấy rằng mình đã quyết định đúng.

- Tôi làm vậy vì mệnh lệnh thôi.

- Mệnh lệnh từ đâu bác sĩ?

- Dạ, từ chỗ này - hắn chỉ tay lên ngực trái của mình rồi nhìn xa xăm, thấy lòng thanh thản."

Đức hi sinh của vị bác sĩ không những đã cứu chữa được bệnh nhân qua cơn nguy kịch mà còn khiến cậu thanh niên được cảm hóa. Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của bác sĩ, cậu thanh niên càng cảm thấy đau lòng và ân hận khi khiến mẹ mình phải lo lắng khổ sở.

Những ai biết yêu thương, hi sinh về người khác sẽ được hạnh phúc

Hy sinh, là hành động đánh đổi một thứ quan trọng với bản thân cho một điều khác được coi là đáng quý hơn. Không phải chỉ trong những thảm họa như động đất ở Nhật Bản người ta mới thấy được sự hy sinh, mà nó vẫn thường diễn ra ở bất cứ ngóc ngách nào của cuộc sống. 

Đám thanh niên hổ báo đe dọa bác sĩ và ca mổ nhiều nước mắt - Ảnh 2.

Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi là thứ sẽ còn mãi (Ảnh minh họa)

Trong câu chuyện kể trên, vị bác sĩ đã thể hiện rõ tấm lòng "lương y như từ mẫu" của mình khi bỏ qua tất cả những áp lực, khó khăn, thiệt hơn trước mắt để hướng đến mục đích cao cả nhất của bác sĩ đó là cứu người.

"Cho" và "nhận" là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Ai cũng có thể nói "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về". Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? 

Như vị bác sĩ trên, trước khi ra tay chữa trị cho người bệnh, anh ta không khỏi lo lắng, đắn đo suy tính, liệu làm vậy có ảnh hưởng đến bản thân không, có bị kỉ luật hay không, bởi anh còn có gia đình phải gánh vác kia mà!

Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói "cho đi là hạnh phúc" nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.

Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình, hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Đám thanh niên hổ báo đe dọa bác sĩ và ca mổ nhiều nước mắt - Ảnh 3.

Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết cho đi, chứ không phải nắm giữ thật chặt.

Thế nhưng, không phải hành động hy sinh nào cũng được biểu dương, ca ngợi hết lời. Lý do là vì sự hy sinh cũng có nhiều nguồn gốc, nguyên nhân.

Có những thứ hi sinh giả tạo, tưởng như là hi sinh nhưng thực chất lại để mua tiếng tốt về mình. Thậm chí, nguy hiểm nhất có lẽ là việc chúng ta tự cho rằng mình đang hy sinh vì người khác. 

Có những người trong chúng ta sống cả đời hết lòng giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn, và sau đó tự nghĩ mình là người tốt.

Tóm lại, đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người.                    

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại