Đạm Ninh Bình thua lỗ hơn 3.000 tỷ từng mua than giá rẻ từ TKV

Tâm An |

Giá bán than cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình theo Quyết định 2071/QĐ-TKV ngày 15/10/2015 chỉ bằng 94,7-97,4% giá bán cho các hộ khác trong nước.

Tại báo cáo tình hình thực hiện giá thành, giá bán than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), TKV cho biết năm 2016 là năm khó khăn nhất từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là thị trường than khi than nhập khẩu tăng cao; thuế suất than của Việt Nam các năm gần đây liên tục tăng, đang cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu và đi xa hơn cho nên chi phí bắt buộc phải tăng lên so với giai đoạn trước. Suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay, chi phí đảm bảo môi trường tăng cao nhất là một số nơi do ảnh hưởng đợt mưa lớn lịch sử năm 2015 vẫn còn phải đang tiếp tục thực hiện…

Về giá bán trong nước, tại báo cáo, TKV cho biết, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 5/7/2016, giá than được thực hiện theo Quyết định 2059/QĐ-TKV ngày 15/10/2015. Theo đó giá bán phổ biến đối với than cám 4a.1 là 1.930.000 đồng/tấn; cám 5a.1 giá bán 1.650.000 đồng/tấn.

Trong khi, giá bán cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình chỉ bằng 94,7% đối với than cám 4a.1, tương đương 1.827.200 đồng/tấn, than cám 5a.1 bằng 97,4%, tương đương 1.650.000 đồng/tấn.

Thời điểm từ 6/7/2016 giá bán cho các hộ khác giảm nhẹ, giá bán cho Đạm Ninh Bình vẫn giữ nguyên mức nêu trên, thấp bằng 98,2% đến 97,4%.

Tiếp sau đó, từ 24/12/2016, TKV cho biết, bối cảnh giá than thế giới tăng cao, để đảm bảo bù đắp được giá thành than và có một phần lợi nhuận định mức, phù hợp với thị trường tiêu thụ than, TKV đã kê khai mức giá bán than bán cho các hộ tiêu thụ trong nước theo một mức giá bán thống nhất, không có sự chênh lệch như trước đây.

Theo đó, mức điều chỉnh tăng giá than bán cho các hộ khác trong nước từ 3-10,7%; giá than bán Đạm Ninh Bình tăng từ 5,8%-12,5%.

Thực tế theo báo cáo của Đạm Ninh Bình, tại dự án Đạm Ninh Bình, do việc sử dụng công nghệ Trung Quốc lắp đặt nên đã phải chi thêm mỗi năm khoảng 42 tỷ đồng sử dụng than cám 3c thay cho loại tham cám 4a đang sử dụng.

Than cám 4a có chất lượng thấp hơn than được mô tả trong dự án nên không đáp ứng được yêu cầu công nghệ dẫn tới chi phí tiêu hao cao, máy móc, thiết bị nhanh bị ăn mòn, công nghệ không ổn định.

Trong khi nhà máy Đạm Ninh Bình sản xuất từ than, các nhà máy đạm khác như Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ sản xuất từ khí đồng hành khi khai thác dầu do đó, khi giá dầu xuống thấp, giá khí cũng xuống kéo theo giá thành giảm trong khi sản xuất từ than nên chi phí đầu tư lớn, nhà máy mới đi vào sản xuất chi phí tài chính cao dẫn tới thua lỗ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại