Chuyến bay công khai đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo do Trung Quốc chế tạo diễn ra vào ngày 26 tháng 12, vẻ ngoài của nó khá giống máy bay ném bom, do vậy đã được gán tên định danh là JH-XX một cách khá bất ngờ.
Sự thiếu vắng các thông tin cơ bản đã cho phép xây dựng nhiều giả thuyết khác nhau, ví dụ như nó hoàn toàn không được thiết kế để tác chiến độc lập, mà là một "người bạn trung thành" của tiêm kích có người lái.
Do tên thật của nó không được biết đến, nên sau đó chiếc phi cơ lại được gọi là J-36, tuy nhiên bây giờ đã xuất hiện thông tin cho biết định danh chính thức là J-50.
Cỗ máy này cho dù đang ở giai đoạn nguyên mẫu nhưng đã tỏ ra là một đối thủ khá nặng ký với những phương tiện do phương Tây chế tạo.
Chiều dài và sải cánh của máy bay chiến đấu hai động cơ J-50 là 22 mét, diện tích cánh 145 mét vuông. Trọng lượng cất cánh tối đa 40 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2 và bán kính chiến đấu khoảng 2.200 km.
Để so sánh, có thể trích dẫn các thông số của chiếc Chengdu J-20, được Trung Quốc gọi là đại diện của tiêm kích thế hệ thứ năm có chiều dài và sải cánh lần lượt là 21 và 12 mét, diện tích cánh 73 mét vuông. Trọng lượng cất cánh tối đa là 36 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2,4 và bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km.
Rõ ràng J-50 có nhiều khoang để chứa vũ khí, trong đó ngăn lớn nhất có thể chứa 4 tên lửa không đối không PL-17, mới được đưa vào trang bị trong Không quân Trung Quốc từ năm 2022. Đối với những tên lửa dài 6 mét này, phạm vi bay là 300 km, mặc dù một số nguồn viết nó có cự ly rất tuyệt vời là 500 km.
Ngoài ra khoang lớn này có thể chứa một tên lửa chống hạm YJ-12, có tốc độ lên tới Mach 3 và tầm bắn 400 km. Loại đạn này có kích thước khá lớn - dài 6,3 mét, đường kính hơn 0,4 mét.
Trong một hoặc hai khoang khác, có thể đặt thêm 4 quả PL-17 hoặc PL-15. Nhưng rõ ràng đây không phải là toàn bộ danh pháp vũ khí của máy bay, đặc biệt là với kích thước các khoang bên trong như vậy.
Những khả năng khác của máy bay, bao gồm cả thiết bị điện tử hàng không hiện chưa rõ. Tuy nhiên rõ ràng đây sẽ là chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến, căn cứ vào thành tựu khoa học mà Trung Quốc đạt được gần đây.
Và nếu chúng ta lấy những yêu cầu chính đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thì J-50, theo những đặc điểm được công bố, hiện đã đáp ứng một phần nhất định trong số đó.
Nhưng trái ngược với các quan điểm về tốc độ bay siêu thanh, tùy chọn điều khiển, trang bị trí tuệ nhân tạo chiến đấu và vai trò “người bạn trung thành” vẫn còn những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Tiêm kích hạm J-35 của Trung Quốc bật chế độ tăng lực cho động cơ.