Vào năm 2015, khi đoàn làm phim tài liệu của BBC làm việc tại khu bảo tồn quốc gia Kenya, họ đã cứu một con sư tử khỏi bị đầu độc đến chết.
Tuy nhiên, việc này đã phá vỡ một trong những quy tắc quan trọng khi làm phim tài liệu về động vật hoang dã.
Khi đó, họ đang thực hiện một tập trong series "Dynasties" (triều đại), nói về những con sử tử. Một con trong đàn bỗng dưng "xử sự một cách kỳ lạ, giống như không được khỏe".
Vì vậy, đoàn làm phim đã báo cáo với bác sĩ thú y tại vườn quốc gia Masai Mara.
Bộ phận thú y di động của khu bảo tồn Masai Mara.
Trong đoạn phim hậu trường của tập phim lên sóng vào Chủ Nhật, có thể thấy một số bác sĩ thú y ở Masai Mara đang chăm sóc một con sư tử con.
Tuy nhiên, lời dẫn của đoạn phim đó không nói rằng đoàn làm phim của BBC là những người mong muốn điều này.
Sự thật, nếu đoàn làm phim của BBC làm ngơ, sư tử con khả năng lớn sẽ không qua khỏi.
The Times viết: "Báo cáo của đơn vị thú y di động Masai Mara vào ngày 6/12/2015, đoàn làm phim BBC đã phát hiện ra con sư tử có cử chỉ kỳ lạ".
Trên thực tế, dù cứu mạng được con sư tử, đoàn làm phim của BBC đã phá vỡ một trong những quy tắc đầu tiên, quan trọng nhất khi làm phim tài liệu: Không được phép can thiệp vào môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã.
Đây là lần thứ 2 đoàn làm phim "Dynasties" làm như vậy, vào ngày 18/11, họ đã cứu một nhóm chim cánh cụt hoàng đế bị mắc kẹt ở vịnh Atka, Nam Cực, vì lo sợ chúng sẽ chết đói.
Tài khoản Twitter BBC Earth chia sẻ: "Trong động thái chưa từng có, đoàn làm phim đã quyết định hành động. Họ đào một đoàn hào nông với hy vọng ít nhất một số con chim cánh cụt sẽ tự cứu mình."
Đoàn làm phim "Dynasties" nói với INSIDER: "Đoàn làm phim BBC là những người đầu tiên cảm thấy tự hào vì có thể cứu giúp những con vật không được khỏe..."
Theo INSIDER