Cựu quan chức Mỹ khuyên NATO không nên đưa cố vấn quân sự đến Ukraine

Trà Khánh/VTC News |

Cựu quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng, sự hiện diện của các cố vấn quân sự NATO tại Ukraine sẽ đối mặt với các cuộc tấn công không khoang nhượng từ Nga.

Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Victoria Nuland lập luận rằng việc chính thức đưa các cố vấn quân sự phương Tây tới Ukraine sẽ tạo ra những rủi ro không đáng có. Các cố vấn NATO sẽ chiếm phần lớn trong kế hoạch huấn luyện lực lượng Ukraine tại nước này.

Tờ New York Times tuần trước đưa tin, đối mặt với tình trạng thiếu quân nghiêm trọng, Kiev được cho là đã yêu cầu Mỹ và NATO giúp đào tạo khoảng 150.000 tân binh tại nước này để có thể bổ sung nhân lực cho mặt trận nhanh hơn.

Cựu quan chức Mỹ khuyên NATO không nên đưa cố vấn quân sự đến Ukraine- Ảnh 1.

Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. (Ảnh: NurPhoto)

Trả lời phỏng vấn ABC News , bà Nuland thừa nhận các cuộc tấn công mới của Nga đang khiến quân đội Ukraine khó có thể bổ sung kịp nhân lực cho mặt trận, trong khi các căn cứ huấn luyện ở nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường.

Cũng theo bà Nuland, dù lý do nào đi nữa cũng không triển khai cố vấn quân sự đến Ukraine.

“Tôi lo ngại rằng các căn cứ huấn luyện của NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của quân đội Nga. Điều này cũng trực tiếp ám chỉ NATO đã triển khai quân đến Ukraine và hành động này có thể khiến xung đột leo thang theo một hướng khác" , bà Nuland nhấn mạnh.

"Trong trường hợp NATO thực hiện kế hoạch đưa cố vấn đến Ukraine, Nga hoàn toàn có thể đáp trả tương xứng bằng một cuộc tấn công vào lãnh thổ các nước thành viên của liên minh" , bà Nuland phân tích.

Trước đó, Nhà Trắng đã nhiều lần khẳng định sẽ không triển khai quân đội Mỹ - thậm chí cả cố vấn quân sự đến Ukraine. Theo bà Nuland các chương trình huấn luyện cho quân đội Ukraine đều diễn ra ở các nước châu Âu. Tuy nhiên với tình hình hiện tại việc tổ chức các căn cứ huấn luyện tại Ukraine được xem giải pháp tốt nhất dù mang đến nhiều rủi ro.

Hiện tại NATO đang huấn luyện binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên bao gồm Anh, Đức và Ba Lan. Các quan chức châu Âu trước đó đã thừa nhận sự hiện diện của một số cố vấn quân sự ở Ukraine kể từ khi xung đột diễn ra vào năm 2022.

Còn theo Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, cố vấn quân sự từ một số quốc gia thành viên NATO đã huấn luyện binh sĩ Ukraine ở tại nước này. Bà khẳng định điều này sẽ không dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga vì nhóm cố vấn này đều là tình nguyện viên đã giải ngũ.

Trong một bài phát biểu vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng lần đầu tiên nêu ra vấn đề gửi quân NATO tới Ukraine, đồng thời gọi đây là một ý tưởng không thể loại trừ. Estonia và Litva sau đó đã bày tỏ sự ủng hộ trong việc gửi cố vấn quân sự hoặc lực lượng hậu cần đến Kiev để giúp Ukraine bổ sung thêm quân cho tiền tuyến.

Đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Nga ước tính tổn thất quân sự của Ukraine đã vượt quá 111.000 người chỉ trong 4 tháng đầu năm nay. Kiev hiện có ý định huy động thêm hàng trăm nghìn binh sĩ theo luật mới ngăn chặn tình trạng trốn quân dịch.

Trong 6 tuần qua, ở mặt trận Kharkov và vùng Donbass các lực lượng Nga đã giành được đáng kể quyền kiểm soát các khu vực từ Ukraine, con số này thậm chí còn nhiều hơn phần lãnh thổ Ukraine giải phóng trong chiến dịch phản công mùa hè 2023.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại