Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh

Vũ Uyên |

Tại khu hầm mỏ này, những kiếp người mang thân phận nô lệ đã phải đánh đổi cả tính mạng và chấp nhận sống mòn trong điều kiện tăm tối chỉ để tồn tại theo đúng nghĩa đen của nó.

Trong tuần này, hãng tin BBC sẽ cho ra mắt trailer phim tài liệu hé mở câu chuyện có thực về thời kỳ tăm tối và đầy kinh hoàng ở các khu mỏ vùng Poldark, một khu khai thác mỏ mở đầu cho thời đại công nghiệp tại Anh.

Đồng thời, những mảnh đời bi đát đang ẩn hiện đằng sau bức tranh hoàng kim về đế chế này cũng được tái hiện rõ nét hơn bao giờ hết.

Sự thật tàn nhẫn tại khu khai thác mỏ Poldark

Cuộc sống trong các khu mỏ khai thác thiếc tại Conwall thường rất khắc nhiệt, công nhân phải sống trong điều kiện môi trường ngột ngạt, tăm tối và bụi bặm.

Lịch sử khai thác mỏ kim loại nặng đầy khắc nghiệt ở Corn luôn gắn liền với sự bóc lột sức lao động trẻ em cùng tình trạng ốm đau, làm việc đến kiệt quệ khiến vô vàn người chết.

Người ta bắt đầu khai thác quặng thiếc tại Tây Penwith từ năm 2000 TCN. Hai mươi thế kỷ sau đó, người La Mã cũng tìm tới vùng đất này để khai thác thiếc trên ngọn núi St. Michael.

Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh - Ảnh 1.

Lịch sử khai thác mỏ kim loại nặng đầy khắc nghiệt ở Corn luôn gắn liền với sự bóc lột sức lao động.

Sau đó, hoạt động buôn bán trao đổi thiếc vẫn tiếp diễn từ thời kỳ Đêm trường Trung cổ qua thời Trung Cổ đã mang lại sự giàu có cho các Công tước xứ Cornwall.

Đến thế kỷ 17, hoạt động khai mỏ ở Corn đã chuyển sang giai đoạn bán công nghiệp, và bắt đầu thời đại hoàng kim của nó khi nhu cầu đồng thiếc bắt đầu bùng nổ.

Trong những năm 1840, Cornwall sản xuất ra 2/3 sản lượng đồng trên toàn thế giới và mang lại khối tài sản kếch xù cho giới chủ hầm mỏ.

Cuộc sống tăm tối của những thợ mỏ

Dẫu thời kì hoàng kim của ngành công nghiệp khai thác mỏ kim loại đã bắt đầu bước sang một trang sử mới, song cuộc sống của những người thợ mỏ lại vô cùng khổ sở.

Họ phải dậy từ tờ mờ sáng và đi bộ gần chục cây số để tới được khu mỏ, rồi lại phải leo xuống hầm bằng dây hoặc thang giống như những chú khỉ. Tính trung bình, một người thợ mỏ phải leo xuống hầm sâu hơn ba trăm mét trước khi có thể bắt đầu công việc cực nhọc của mình.

Xuống tới nơi, họ thường phải để mình trần và bò tiếp xuống một đường hầm nóng như lửa thiêu với nền nhiệt luôn chạm ngưỡng 38 độ C để tới được vựa thiếc hoặc đồng ẩn sâu dưới lòng đất.

Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh - Ảnh 2.

Cuộc sống của những người thợ mỏ lại vô cùng khổ sở.

Lúc này, công việc của người thợ mỏ mới thực sự bắt đầu. Họ phải mò mẫm trong bóng tối đen kịt, và thứ ánh sáng duy nhất chỉ là những đốm lửa lập lập lòe được phát ra từ các ngọn nến nhỏ trên vành mũ cứng. Ngoài ra, khói bụi mù mịt cũng khiến tầm nhìn bị che khuất đáng kể.

Những đường hầm như vậy thường trải dài hàng dặm bên dưới đáy đại dương. Thậm chí, các thợ mỏ lão luyện nhất cũng luôn nơm nớp lo sợ trần hầm có thể sập xuống bất cứ lúc nào dưới tác động của cơn bão Đại Tây Dương.

Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh - Ảnh 3.

Những hầm mỏ này có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

Khi xong việc, thợ mỏ lại phải leo ngược hơn ba trăm mét và băng qua cánh đồng hoang dài gần mười cây số để trở về nhà. Bữa tối của họ chỉ là vài con cá muối, khoai tây và trà làm từ những cây cỏ mọc ven hàng rào.

Hẳn nhiên, những người thợ khai thác thiếc này thường qua đời khi còn rất trẻ. Họ không chết bởi điều kiện lao động cực khổ hay thiếu ánh sáng, mà là do tai nạn và bệnh tật hành hạ triền miên.

Những người đàn ông chưa quá 30 tuổi nhưng lá phổi đã đen xì vì bị ám bụi trong quá trình làm việc tại các hầm mỏ.

Các thị trấn gần khu mỏ luôn tràn ngập những con người lam lũ với khuôn mặt nhem nhuốc, mắt bầm tím hoặc bị mù một hoặc cả hai mắt, hoặc mất hai ngón tay phải do dùng thuốc súng phá đá.

Đau lòng hơn, hàng trăm người khác - mà đa phần là những cậu bé bị què chân đang phải tập tễnh đi từ nhà này sang nhà khác để bán trà thảo mộc kiếm sống qua ngày.

Những đứa trẻ nô lệ với số phận bi đát

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khai thác kim loại, nguồn nhân công luôn là vấn đề nan giải khiến giới chủ mỏ phải đau đầu tìm kiếm. Do đó, những cậu bé chỉ trạc 8 tuổi cũng được thuê xuống làm việc dưới các căn hầm tăm tối.

Giữa thế kỷ 19, người ta ước tính có hơn 5.000 trẻ em được thuê để làm việc tại đây. Năm 1838, theo dữ liệu thu thập từ 124 mỏ đồng, chì và thiếc ở Cornwall thì có đến 85% trẻ em đã được thuê mướn. Tại một số mỏ, trẻ em còn chiếm phân nửa số công nhân lao động.

Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh - Ảnh 4.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khai thác kim loại, nguồn nhân công luôn là vấn đề nan giải khiến giới chủ mỏ phải đau đầu tìm kiếm.

Đây là những nơi tăm tối như địa ngục quỷ dữ, nơi các lời hát thánh ca của công nhân mỗi khi lên hoặc xuống hầm mỏ đều vang vọng như thứ âm thanh kỳ quái từ thế giới bên kia.

Những bé gái trên 6 tuổi thường được thuê đập đá bằng cây búa nặng, với đôi chân trần hoặc vận chuyển những chiếc xe cút kít chở quặng nặng hơn cả một người trưởng thành vòng quanh khu mỏ.

Chúng cũng phải chịu đựng số phận khắc nhiệt như những người thợ mỏ khác: Héo hon vì nhiễm kim loại nặng, lưu huỳnh và phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu do đôi tai đã bị điếc vì âm thanh chát chúa từ máy nghiền quặng chạy bằng hơi nước.

Thế nhưng, chẳng còn sự lựa chọn nào khác nên nhiều đứa trẻ đáng thương đã phải chấp nhận gắn bó với công việc độc hại này cho đến cuối đời.

Cuộc sống nô lệ tăm tối tại khu mỏ kinh hoàng nhất nước Anh - Ảnh 5.

Công nhân ở đây chết dần chết mòn vì nhiễm độc kim loại.

Cảnh tượng Cornwall nhìn từ phía biển thật khiến người ta sửng sốt. Ánh lửa nóng đỏ tỏa ra từ ô cửa của các tòa nhà chứa lò hơi, dòng kim loại nóng chảy phừng phừng bắn cao tới hơn 4,5m từ nhà máy nung.

Ánh sáng rừng rực ấy soi rõ khuôn mặt nhợt nhạt, xám xịt của hàng trăm công nhân - trong đó cả đàn ông, đàn bà và trẻ con.

Ít ai ngờ mỏ thiếc rêu phủ của vùng Poldark, một di sản được UNESCO công nhận lại mang trong mình câu chuyện đau buồn và đầy tăm tối của vùng công nghiệp Cornwall.

Nơi ấy, có những người đàn ông vạm vỡ đã từng mạo hiểm mạng sống của mình dưới đáy biển sâu, có những người vợ từng đứng chờ chồng trên các mỏm đá dưới ánh nến leo lắt hay những cô bé tội nghiệp bị điếc đang chết dần, chết mòn vì nhiễm độc lưu huỳnh mỗi ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại