Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật”

Cẩm Mai |

“Người đẹp và quái vật” là câu chuyện cổ tích tình yêu được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.

Dù ở dạng truyện cổ tích nguyên bản, nhạc kịch hay phim hoạt hình của Walt Disney thì câu chuyện "Người đẹp và quái vật" vẫn thu hút mọi người,

Câu chuyện tình yêu vô cùng cảm động này do nhà văn người Pháp Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve viết vào năm 1740. Tuy nhiên, các nhà sử học và nghiên cứu dân gian đã tìm ra 23 biến thể khác nhau của câu chuyện ở khắp nơi trên thế giới.

Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật” - Ảnh 1.

Trong một số câu chuyện, con thú hóa ra là người bọc vỏ lốt lông lá xấu xí. Cốt truyện và tình tiết có thể biến đổi, nhưng vẫn có điểm tương đồng là mối quan hệ không thể chia cắt giữa người và con vật.

Tuy nhiên, chuyện "Người đẹp và quái vật" khác với những dị bản ở một khía cạnh quan trọng - người ta cho rằng câu chuyện cổ tích này bắt nguồn từ chuyện có thật.

Đằng sau chuyện "Người đẹp và quái vật" là cuộc đời bi thảm của Petrus Gonsalvus và cô vợ xinh đẹp Catherine. Anh Petrus sinh năm 1537 tại Tenerife với căn bệnh hiếm gặp, gọi là chứng nhiều lông lá, thường được gọi là Hội chứng Người sói.

Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật” - Ảnh 2.

Hình minh họa Petrus Gonsalvus.

Câu chuyện của anh bắt đầu khi anh được đưa từ nhà ở Tenerife đến Pháp, như là món quà đăng quang dâng lên vua Henry II. Anh ta bị coi là người hoang dã, gây hiếu kỳ, bị nhốt trong lồng, Mọi người coi anh ta như là người rừng - sinh vật nửa người, nửa động vật trong thần thoại thời trung cổ ở châu Âu.

Tin đồn về người dị dạng gây phấn khích lớn trong lâu đài. Khi mới đến, anh ta bị nhốt trong ngục tối, bị các bác sĩ khám xét.

Nhưng thực ra anh ta không hoang dã và không thể hiện bất kỳ dấu hiệu man rợ nào như người sói. Anh ta vẫn còn cậu bé 10 tuổi.

Sau khi khám xét kỹ lưỡng, các bác sĩ kết luận rằng không thể coi cậu bé là người rừng, nên đặt tên Latin mới cho cậu bé là Petrus Gonsalvus.

Nhà vua quyết định cho cậu bé ra khỏi ngục tối và nuôi cậu bé như cuộc thí nghiệm. Petrus được dạy dỗ ăn học như chúng bạn cùng trang lứa.

Sau khi vua Henry qua đời vào năm 1559, hoàng hậu Catherine de Medici lên nhiếp chính. Bà có quyền quyết định mọi việc của vua trước đây. Bà vẫn tiếp tục cuộc thí nghiệm của chồng nhưng bà nghĩ nên cho Petrus kết hôn, xem con của anh ta có bị bệnh như vậy không.

Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật” - Ảnh 3.

Hình minh họa Petrus Gonsalvus và vợ.

Anh ta được mai mối cưới cô Catherine xinh đẹp, người Florence được đưa sang Pháp. Nhưng cô ta không biết ngoại hình của chồng trước ngày cưới.

Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật” - Ảnh 4.

Phong cảnh quê nhà cô Catherine.

Cặp đôi do nữ hoàng sắp đặt đã sống với nhau hạnh phúc. Họ đã sinh hai đứa con ngay sau khi kết hôn. Cả hai đứa bé đều chào đời khỏe mạnh. Nhưng bốn đứa tiếp theo sinh ra dều bị chứng nhiều lông lá như cha chúng.

Cuộc đời bi thảm có thật đằng sau câu chuyện “Người đẹp và quái vật” - Ảnh 5.

Gia đình họ được đi lưu diễn khắp châu Âu làm trò giải trí cho giới quý tộc. Cuối cùng, họ định cư ở Tây Ban Nha dưới sự bảo vệ của công tước Parma. Ông đã giao một phần nhà đất cho họ quản lý.

Tuy nhiên, tất cả con cái của họ đều bị biến thành món quà tặng cho các gia đình quý tộc châu Âu. Dường như tình yêu thương của người dứt ruột đẻ con ra không thắng được định kiến xã hội.

Trái ngược với cái kết có hậu của câu chuyện "Người đẹp và quái vật", cuộc đời của Petrus Gonsalvus đầy bi thảm cho đến lúc qua đời. Ông bị đối xử gần như con vật.

Chính vì bởi thân thể không giống con người mà sau khi chết, Petrus Gonsalvus và vợ đều bị mai táng không như lệ thường. Cho đến nay, vẫn không ai biết họ được chôn cất ở đâu.

Nguồn bài và ảnh: The Vintage News


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại