Tàu siêu tốc Shinkansen (bullet train) từ lâu đã trở thành 1 biểu tượng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Kể từ khi ra mắt vào năm 1964, đoàn tàu này đã tận tụy phục vụ hàng trăm nghìn người dân của xứ sở hoa anh đào, kết nối mọi miền đất nước và cũng là cầu nối giữa 2 thành phố lớn Tokyo - Osaka.
Theo BBC cho biết, ở thời điểm hiện tại, cứ mỗi 3 phút là lại có 1 chuyến tàu cao tốc này sẵn sàng đón khách.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động không ngừng nghỉ, cuối cùng thì Shinkansen cũng nhận được thêm 1 phiên bản nâng cấp xứng đáng với những công nghệ tân tiến nhất.
Vào ngày 1/7 vừa qua, mẫu tàu N700S đã chính thức đi vào hoạt động với tốc độ nhanh hơn, ổn định hơn và đặc biệt là có thể chạy ngon lành ngay cả khi xảy ra động đất.
Nhân dịp đặc biệt này, hãy cùng nhìn lại lịch sử hình thành, phát triển của con tàu siêu tốc nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản để xem nó hay ho đến mức độ nào mà ngay cả nguyên thủ quốc gia của nhiều nước cũng như hàng loạt siêu sao điện ảnh đều phải trải nghiệm khi đến đây.
Chuyến tàu cao tốc đầu tiên rời Tokyo để đến Osaka vào lúc 6 giờ sáng ngày 1/10/1964.
Trên hành trình đầu tiên của mình, tàu Shinkansen đã đi ngang qua núi Fuji nổi tiếng của Nhật Bản, và hình ảnh này đã nhanh chóng để lại ấn tượng mạnh mẽ với giới báo chí quốc tế thời điểm đó. 4,5 tiếng sau, tàu đã đến ga ở Osaka.
Với cùng quãng đường như vậy, những mẫu tàu mới chỉ mất khoảng 2,5 tiếng là đã đến nơi an toàn.
Hệ thống đường ray của Shinkansen, do Japan Railways vận hành, đã mở rộng đến cả những khu vực hẻo lánh nhất ở Nhật Bản.
Shinkansen nổi tiếng là an toàn và ổn định, rất hiếm khi xảy ra tai nạn.
Một trong những bí mật thành công của Shinkansen chính là thiết kế động cơ đẩy cực sáng tạo của mình.
Thay vì sử dụng đầu máy kéo/đẩy, mỗi toa tàu đều được trang bị động cơ truyền động điện riêng.
Điều này cho phép nó hoạt động một cách nhất quán và ổn định hơn.
Trong nhiều năm hoạt động, đoàn tàu cao tốc này đã phục vụ không ít người nổi tiếng, ví dụ như "Kẻ hủy diệt" Arnold Schwarzenegger.
Quốc Vương Carl XVI Gustaf và Hoàng Hậu Silvia của Thụy Điển cũng từng trải nghiệm chuyến tàu độc đáo này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng không ngoại lệ.
Nam tài tử Tom Cruise cũng có dịp đi thử Shinkansen trong tour họp báo cho "Mission Impossible" tại Nhật Bản.
Với danh tiếng của mình, không có gì ngạc nhiên khi anh được fan đón nhận nồng nhiệt ngay trong khoang tàu.
Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter và con gái Amy ngồi cùng khoang với trưởng tàu trong chuyến đi vào ngày 28/6/1979.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy...
... và Thượng nghị sĩ/phi hành gia John Glenn lại lựa chọn đi trong khoang hành khách.
Phiên bản đầu tiên, và cũng là phiên bản kinh điển nhất có tên "0 Series".
"0 Series" đã hoạt động trong 1 khoảng thời gian khá dài, từ năm 1964 đến năm 2008.
Khoang điều khiển của series này khá đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả.
Mẫu tàu cổ này có vận tốc tối đa là 130 mph (khoảng 210 km/h).
Ngày nay, mẫu tàu nhanh nhất có tên Hayabusa, có thể đạt đến 199 mph (hơn 320 km/h).
"100 Series" là phiên bản kế nhiệm của "0 Series", bắt đầu hoạt động song song với đàn anh từ những năm 80.
1 số phiên bản ấn tượng khác bao gồm "300 Series" với thiết kế hầm hố,...
... "400 Series" với thiết kế thon gọn hơn...
... hay "500 Series" với vẻ ngoài dũng mãnh như 1 chiếc tiêm kích...
... "700 Series" với ngoại hình bẹt như con thú mỏ vịt...
... và "N700 Series".
Công nghệ sử dụng cho tàu Shinkansen của Nhật Bản cũng đã được xuất khẩu sang các quốc gia khác trong nhiều năm trở lại đây.
Một số mẫu tàu cao tốc tại Trung Quốc như CRH2...
... hay 700T của Đài Loan cũng đều dựa trên công nghệ của tàu bullet train Nhật Bản.
Vào ngày 1/7, phiên bản N700S đã chính thức đi vào hoạt động. Hậu tố S là viết tắt của cụm "Supreme".
Mẫu tàu mới này nhận được rất nhiều cải tiến về mặt công nghệ, sử dụng hệ thống tự đẩy bằng pin lithium-ion, cho phép nó chạy ổn định ngay cả khi đang xảy ra động đất - 1 hiện tượng không hề hiếm gặp tại Nhật Bản.