Cúng Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Mâm cúng trong nhà và ngoài trời đơn giản, tiết kiệm, đầy đủ nhất

Phong Linh |

Lễ cúng Giao thừa 30 Tết được xem là một lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Lễ cúng Giao thừa Tết Kỷ hợi 2019, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cúng trong nhà và ngoài trời đơn giản, tiết kiệm mà vẫn đầy đủ.

Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa (lễ Trừ tịch)

Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ Trừ tịch.

Lễ Trừ tịch còn có ý để "trừ khử ma quỷ" đó cũng là ý nghĩa của từ "trừ tịch". Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc Giao thừa nên còn được gọi là lễ Giao thừa.

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông thần coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ Trừ tịch (lễ Giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập.

Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp "lễ trừ khử tà ma" linh thiêng hơn.

Giây phút cúng Giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Chuẩn bị mâm cúng Giao thừa ngoài trời

Gà trống tơ luộc

Bánh chưng

Xôi gấc

Trái cây

Vàng mã

Trầu cau

Rượu/trà

Một chiếc mũ chuồn mua hàng mã

Nhang đèn

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm 2 ngọn đèn dầu hoặc 2 cây nến để thắp trong lúc làm lễ cùng với bình hương đặt trên hương án.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Mâm cúng trong nhà và ngoài trời đơn giản, tiết kiệm, đầy đủ nhất - Ảnh 1.

Cúng Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019 có nhiều cách đơn giản, tiết kiệm mà vẫn đầy đủ.

Theo TS. Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: "Những lễ vật có trên mâm cúng sẽ tượng trưng cho kết quả làm ăn trong suốt 1 năm qua, cũng như thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Tùy vào văn hóa từng vùng miền, từng khu vực mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau ít nhiều".

Do đó, khác với mâm cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng giao thừa trong nhà cần chuẩn bị đầy đủ và cầu kỳ hơn bao gồm những món ăn mặn được chế biến thơm ngon.

Đối với người dân Hà Nội thì mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà gồm:

Các bát trên mâm cỗ gồm:

+ Một bát bóng nấu với nước dùng gà

+ Một bát miến nấu lòng gà

+ Một bát măng khô ninh thịt lợn

Các đĩa gồm có:

+ Đĩa gà luộc

+ Đĩa nem

+ Đĩa giò xào, giò lụa

+ Đĩa xôi gấc

+ Đĩa nộm

Món ngọt và chay

Đối với món ngọt và chay, gia chủ cần chuẩn bị: 1 mâm ngũ quả, tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, đèn, nến và bánh chưng. Tùy theo văn hóa của từng vùng miền có thể thay thế bánh chưng bằng các loại bánh khác.

*Nội dung bài viết mang tính tham khảo, tùy điều kiện từng gia đình có thể có những lựa chọn phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại