Trung tâm Hàng không và Vũ trụ Đức (DLR) mới đây đã đưa ra thông báo về trường hợp vô cùng hy hữu xảy ra ở Blaubeuren, miền Nam nước này.
Một vật thể được phát hiện tại khu vườn ở Đức đã được xác nhận là thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở nước này. Điều đáng nói là nó đã có 31 năm 'sống' ở Trái Đất.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1989, 1 người đàn ông trong lúc đào đất để đặt đường dây cáp trong khu vườn nhà ở thị trấn Blaubeuren đã bất ngờ đụng trúng vật gì đó rất cứng. Ông đào lên và phát hiện vật thể này có đường kính khoảng nửa mét này rất nặng, gần 30kg.
Thấy lạ, người đàn ông liền dùng nam châm để thử, thì thấy nó bị hút, ông nghĩ đây chỉ là cục sắt vụn nên sau đó, ông bỏ xó vật thể lạ này trong vườn.
Đến tháng 1/2020, người đàn ông quyết định mang vật thể này đến viện Nghiên cứu Hành tinh của DLR để nhờ kiểm tra thì bất ngờ biết được, vật thể lạ đó chính là thiên thạch.
Bất ngờ hơn, tảng thiên thạch này được định giá lên tới 5 triệu USD (tương đương 119 tỷ đồng). Với người đàn ông, đó là một sự may mắn không phải ai cũng có được.
Qua quá trình kiểm tra, người ta nhận thấy thành phần chính của mảnh thiên thạch là chondrite, 1 dạng đá phi kim loại nguyên thủy chưa bị biến đổi bởi sự tan chảy hay biến chất của vật thể mẹ.
Một mảnh nhỏ của một tiểu hành tinh hoặc chổi còn được gọi là thiên thạch. Khi nó đi vào bầu khí quyển của Trái đất, nó trở thành một thiên thạch, quả cầu lửa hoặc sao băng.
Vào năm 2017, một thiên thạch đã gây chú ý khi nó xuất hiện trên bầu trời Michigan. Quả cầu lửa rực sáng khiến các "thợ săn thiên thạch" tranh nhau tìm mảnh vỡ của khối đá vũ trụ quý hiếm đó.
Với kích thước 28×25x20cm, Blaubeuren là khối thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở Đức. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để xác định cụ thể thành phần và nguồn gốc của "báu vật" này.