Cua Cà Mau tại sao ngon, ai cũng muốn thưởng thức?

Trần Hiếu |

Cua Cà Mau ngon nổi tiếng cả nước, ai cũng muốn được thưởng thức. Tuy nhiên, không phải ở Cà Mau cua chỗ nào cũng ngon và không phải mùa nào cua cũng ngon.

 - Ảnh 1.

Con cua cùng với tôm là những đối tượng thả nuôi chính của người dân làm vuông ở Cà Mau

 - Ảnh 2.

Các tỉnh giáp biển khác của vùng ĐBSCL, người dân cũng nuôi cua nhưng cua Cà Mau luôn được đánh giá cao hơn ở mức độ thơm ngon, chắc thịt

 - Ảnh 3.

Theo người dân địa phương, điều này chủ yếu do điều kiện tự nhiên, gồm: môi trường nước, đất, nguồn phù sa và thức ăn

 - Ảnh 5.

Những lão nông kỳ cựu đều cho rằng, con cua có tập tính di cư để sinh sản. Bãi bồi là nơi phù hợp nhất để cua sinh sản; còn rừng ngập mặn là nơi trưởng thành tốt nhất của chúng

 - Ảnh 6.

Tỉnh Cà Mau thì có 3 mặt giáp biển, có diện tích rừng ngập mặn bao quanh lớn nhất cả nước, cùng với đó là khu vực bãi bồi ven biển rộng lớn

 - Ảnh 7.

Người Cà Mau đều biết, cua Cà Mau ngon nhất ở vùng đất Năm Căn ngày xưa, nay bao gồm diện tích chủ yếu của 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển

 - Ảnh 8.

Điều kiện tự nhiên của 2 huyện này khá đặc biệt, giáp cả 2 mặt biển Đông và Tây. Mỗi ngày đều đặn triều cường lên xuống 2 lần nên nguồn nước sạch, các loại thủy sản là thức ăn của cua rất phong phú.

 - Ảnh 9.

Ông Dư Thái Bình, chủ vựa cua ở huyện Năm Căn cho biết, nơi nước có độ mặn cao, nguồn thức ăn dồi dào cua sẽ ngon hơn. Cua vùng này nổi bật bởi: thịt chắc, ngọt và thơm, vỏ mỏng, càng to nên được nhiều người yêu thích.

 - Ảnh 10.

Thực tế, các vùng lõi của tỉnh Cà Mau ở huyện Cái Nước, Tp.Cà Mau cũng có vùng chuyên nuôi tôm, cua nhưng chất lượng cua không thể sánh với các khu vực ven biển

 - Ảnh 11.

Điều này càng được được thể hiện rõ hơn, khi cua nuôi ở vùng tôm – lúa thuộc các huyện Thới Bình, U Minh, chất lượng thua xa vùng Năm Căn

 - Ảnh 12.

Người dân Cà Mau chia cua thành các loại: Cua Y (cua đực có 3 loại: Nhất, Nhì, Ba ); cua yếm vuông (cua cái mới lớn); cua gạch và cua cốm (còn gọi cua hai da, chỉ thu hoạch được vào thời điểm cua chuẩn bị lột, gồm 2 loại đực và cái).

 - Ảnh 13.

Trong các loại cua, cua gạch và cua hai da cái có giá trị cao nhất. Người dân Cà Mau sẽ chọn ăn cua gạch vào tháng 7-8 (âm lịch) – đây thời điểm chúng di cư đi để chuẩn bị cho quá trình đẻ cũng là lúc con cua cái đầy gạch nhất.

 - Ảnh 14.

Với cua thịt thì tháng 2 – 4 (âm lịch) sẽ ngon, bởi đây là thời điểm mùa khô, độ mặn vuông tôm càng cao thì thịt cua càng chắc. Cua nuôi ở vùng tôm – lúa thể hiện điều này rất rõ

 - Ảnh 15.

Từ lâu, người dân Cà Mau đã có thể nhân giống cua nên việc cua sinh sản tự nhiên đã không còn liên quan nhiều đến chất lượng con cua; Còn lại là vấn đề môi trường nuôi sẽ quyết định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại