Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm?
Không nên đổ đầy nước khi đun. Ảnh: Internet.
Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
Nước khi sôi nó sẽ nở lên do nhiệt độ tăng cao. Nước bị làm nóng sẽ nở ra dẫn đến thể tích cũng tăng lên. Kèm theo đó là khi nước sôi sẽ có bọt khí thoát ra từ đáy ấm nước, làm nước trên mặt bị khuấy động mạnh. Từ đó dẫn đến việc nước trong ấm bị bắn trào ra ngoài.
Những nguy hiểm khi đun nước đổ đầy ấm
Ảnh minh họa.
Nhiều người thường đổ nước đầy ấm để đun sôi. Tuy nhiên, đun nước sôi mà đổ đầy ấm sẽ gây cho bạn một số phiên toái nhất định.
Dễ gây ra cháy nổ, chập điện: Nếu bạn đun bằng bếp củi, khi nước sôi sẽ khiến nước tràn xuống bếp làm tắt mất lửa hoặc khói lên. Còn khi đun bằng ấm điện thì có thể khiến nước tràn chảy xuống đế ấm, dễ gây ra cháy nổ, chập điện trong gia đình .
Có thể gây bỏng: Đun nước sôi bằng ấm điện chúng ta không thể tự ngắt điện khi sôi hoặc có thể hở giật khi cầm tay vào ấm nước. Bên cạnh đó, đổ quá đầy nước sẽ khiến cho việc xách quai ấm gặp khó khăn do hơi nước bốc lên cao, có thể gây bỏng tay nhẹ hoặc nặng tùy trường hợp. Do đó khi đun nước, hãy đổ mực nước vừa phải, không nên đổ quá đầy ấm.
Cách đun nước bằng ấm siêu tốc đảm bảo
Nên cho lượng nước vừa đủ để dun. Ảnh minh họa.
Lấy nước đúng vạch ghi của nhà sản xuất: Trên mỗi cái ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp.
Không nắm vào dây để rút điện: Khi cắm điện cho ấm siêu tốc, tuyệt đối không cầm dây điện mà phải cầm đúng phích cắm để tránh dây điện có bị nứt, đứt, gây rò rỉ điện cũng không làm bạn giật điện.
Không di chuyển ấm khi đang cắm điện đun nước: Khi nước đang đun bạn không nên bê ấm bằng đế tiếp điện để tránh điện giật. Khi đun nước phải đóng kỹ nắp, nếu mở nắp thì tính năng tự ngắt điện an toàn sẽ không hoạt động.