Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không "hạ hỏa" đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này

LẠC TÂM |

Học cách kiểm soát và hạn chế những cơn giận dữ là điều thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Cuộc sống đầy phiền não, khó khăn khiến con người khó lòng giữ được một tâm trạng luôn vui tươi, yêu đời. Nhưng học cách kiểm soát và hạn chế những cơn giận là điều thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn. Bởi vì trong quyển "Hoàng Đế Nội Kinh" có ghi rằng: "Bách bệnh sinh ra từ cơn giận dữ !".

Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không hạ hỏa đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này - Ảnh 1.

Cuộc sống đầy phiền não, khó khăn khiến con người khó lòng giữ được một tâm trạng luôn vui tươi, yêu đời.

Rất nhiều người "động một tý là nổi giận"!

Trong cuộc sống thường nhật, hiện tượng "động một tý là nổi giận" thật sự không quá hiếm, nếu không muốn nói là nó ngày càng phổ biến. Giành chỗ ngồi trên xe buýt, một câu nói bông đùa hay thậm chí một ánh nhìn vô tình bị hiểu lầm cũng có thể khiến con người nổi cơn tam bành, có khi còn xảy ra xung đột.

Theo nhiều cuộc điều tra, thời gian "nhẫn nại" khi chờ đèn đỏ ở các quốc gia không giống nhau, chẳng hạn như người Đức là 60 giây, người Anh là 45 giây, người Mỹ là 40 giây và người Trung Quốc chỉ được 15 giây!

Những con số đơn giản tính bằng giây này có thể thấy phần nào tính thiếu kiên nhẫn ở con người. Và chúng ta thường lấy cái cớ "vội" mà sẵn sàng nổi giận bất cứ lúc nào.

Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không hạ hỏa đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này - Ảnh 2.

Trong cuộc sống thường nhật, hiện tượng "động một tý là nổi giận" thật sự không quá hiếm, nếu không muốn nói là nó ngày càng phổ biến.

Vì sao con người dễ nổi giận?

Nguyên nhân khiến con người trở nên bốc đồng, thiếu bình tĩnh thì có rất nhiều. Có người đơn giản là vì họ đang vội do công việc hay chuyện gì đó nhưng lại bị cản trở, thế là họ càng nóng lòng và dễ cáu giận.

Cũng có người do các ảnh hưởng từ xung quanh, các áp lực trong cuộc sống khiến họ buồn phiền u uất, buồn phiền trong lòng, và chỉ cần có ai đó hoặc chuyện gì đó không như ý muốn là họ sẽ thiếu kìm chế tâm trạng ngay.

Ngoài ra, có người vốn đã nóng tính bẩm sinh, nếu không biết học cách giải tỏa cảm xúc và nghệ thuật cư xử trong cuộc sống thì họ cũng rất dễ trở nên "bạo lực"!

Còn có người có tính cách hướng nội, họ không giỏi biểu đạt, chuyện gì cũng đè nén trong lòng nên lâu ngày sinh ra áp lực, thậm chí là trầm cảm. Những người này tâm tính của họ cũng khá thất thường và dễ bị kích động.

Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không hạ hỏa đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này - Ảnh 3.

Nguyên nhân khiến con người trở nên bốc đồng, thiếu bình tĩnh thì có rất nhiều.

Những cơn giận dữ sẽ khiến cả cơ thể bị tổn thương không nhỏ

Một nghiên cứu mới nhất của trường đại học Bang Lowa (Hoa Kỳ) cho thấy, những người có tính khí dễ nóng giận có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sớm cao hơn đến 1,57 lần so với những người tính tình ôn hòa. Nhà sinh lý học Aierma (Mỹ) đã nghiên cứu phát hiện: mỗi 10 phút nóng giận của con người sẽ tiêu hao sinh lực tương đương với một cuộc chạy đua 3000 mét!

Có thể thấy, thường xuyên nổi nóng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, không phải chỉ tâm trạng của bạn ảnh hưởng tiêu cực mà sức khỏe cơ thể cũng bị tổn hại, đặc biệt chính là bộ não, dạ dày và đường ruột.

Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không hạ hỏa đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này - Ảnh 4.

Những người có tính khí dễ nóng giận có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sớm cao hơn đến 1,57 lần so với những người tính tình ôn hòa.

Ngoài ra, khi nổi giận, nhịp tim sẽ tăng nhanh, sự co thắt ở tim trở nên mạnh hơn, một lượng lớn máu tập trung ở não và phần mặt khiến cho máu cung cấp cho tim bị giảm đi, khiến cơ tim bị thiếu oxi.

Lưu lượng máu bị giảm thấp dẫn đến nhu động dạ dày, đường ruột gặp khó khăn. Chuyên gia Trương Thanh Sinh - hiệu trưởng Học viện Đông y thuộc trường đại học Y khoa Thủ đô (Bắc Kinh) cho biết: Cơn giận dữ khiến cho thần kinh giao cảm hưng phấn, dẫn đến máu ở dạ dày và đường ruột bị giảm, tốc độ nhu động chậm lại, mất cảm giác thèm ăn, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày.

Khi nóng giận, hô hấp tăng nhanh, phổi cũng dễ trở nên thất thường. Không những thế, theo nghiên cứu của trường đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho thấy, thường xuyên giận dữ sẽ khiến hệ miễn dịch yếu kém, các cơ quan trong cơ thể dễ sinh ra bệnh tật, đặc biệt nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.

Một ảnh hưởng khác không kém phần quan trọng chính là giận dữ sẽ khiến tế bào lão hóa nhanh hơn, phản ứng của não bộ chậm lại. Người dễ nổi nóng dễ xuất hiện các hiện tượng phổ biến như đau đầu, chóng mặt, sắc mặt đỏ ửng, nghiêm trọng có thể bị xuất huyết não.

Bỏ túi vài chiêu giúp bạn "hạ hỏa" nhanh chóng

Con người không ai có thể tự tin đảm bảo rằng cả đời mình sẽ không có lúc nổi cơn thịnh nộ. Việc của chúng ta chính là học cách giảm tối đa số lần giận dữ ấy.

Cứ hễ một tí là cáu giận: Nhiều người không hiểu rằng nếu không hạ hỏa đúng cách thì sẽ nguy hiểm thế này - Ảnh 5.

Khi cảm thấy tâm trạng đã bốc đồng, tốt nhất bạn nên tìm chỗ yên tĩnh chỉ có một mình và ngồi thiền.

Vì vậy, khi cảm thấy tâm trạng đã bốc đồng, tốt nhất bạn nên tìm chỗ yên tĩnh chỉ có một mình và ngồi thiền hoặc là tìm một thứ gì đó làm "bao cát trút giận" cho bạn. Đương nhiên, thứ đó phải là vật mà sau khi bạn đã hả giận nó cũng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn hay người khác.

Chạy nhanh cũng là cách giúp bạn hạ nhiệt cho cảm xúc. Khi cảm thấy ức chế, hãy ra công viên hay đơn giản là khu vườn nhà bạn và chạy bộ, nhớ là chạy nhanh một chút so với ngày thường bạn tập luyện. Vài vòng chạy nhanh có thể khiến bạn thấm mệt mau chóng, lúc này tâm trạng đã bị chuyển hướng và đổ mồ hôi giúp bạn dễ lấy lại bình tĩnh hơn.

Ngoài ra, ăn uống cũng có tác dụng giúp bạn cải thiện tâm trạng hằng ngày tốt hơn. Hãy bổ sung vào thực đơn những loại rau xanh dưỡng "gan khí" và thực vật có vị đắng hạ hỏa như rau cần, cải bó xôi, khổ qua, rau đắng…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại