1. Về tình huống cụ thể liên quan tới mức phạt đi sai làn đường, bạn đọc Dương Hương phản ánh: Hôm trước khi tôi rẽ từ đường Nguyễn Chí Thanh vào đường Đê La Thành thì bị một cảnh sát giao thông tuýt còi và hỏi giấy tờ xe, hôm đó tôi có giấy đăng ký xe nhưng quên không mang giấy phép lái xe, anh cảnh sát bảo tôi cho xe lên lề đường.
Rồi anh cảnh sát khác thông báo với tôi là tôi đã đi sai làn đường, lỗi này bị phạt 600.000 đồng, cộng thêm không có giấy phép lái xe phạt 730.000 đồng. Tổng cộng 2 lỗi trên là: 1.330.000 đồng
Xin hỏi mức phạt đó có đúng không?
Trả lời:
Trước hết, theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
*/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Trong trường hợp này, bạn đã vi phạm lỗi đi sai làn đường ở khu vực nội đô Hà Nội nên mức phạt tăng lên từ 600.000 - 800.000 đồng.
Như vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn 600.000 đồng với lỗi đi sai làn đường là đúng với quy định hiện hành.
Để tìm hiểu thêm mức phạt cụ thể đối với việc không mang theo giấy tờ xe và tổng mức phạt chính xác trong tình huống này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây
2. Bạn đọc Nguyễn Xuân Thanh ở địa chỉ mail: xuanthanh85...@gmail.com phản ánh, anh có mượn xe của anh trai để đi nhưng làm mất giấy tờ xe.
Ngày 22/5, anh bị cảnh sát giao thông dừng xe và xử phạt lỗi vi phạm chạy quá tốc độ 10km/h. Kiểm tra giấy tờ, do bị mất nên cảnh sát giao thông đã ghi trong biên bản 3 lỗi: Chạy quá tốc độ 10km/h, không có giấy phép lái xe, không có đăng ký xe.
Đồng thời, cảnh sát giao thông đã tiến hành tạm giữ xe máy của anh. Do xe đã mất giấy tờ nên anh không thể đi đóng phạt và lấy lại xe. Vậy, trong trường hợp này, anh phải làm gì để có thể đóng phạt và lấy xe máy ra?
Trả lời:
*/ Việc bạn vi phạm 3 lỗi trên và bị công an lập biên bản xử lý vi phạm, trong đó có hình thức xử phạt bổ sung tạm giữ phương tiện là hoàn toàn đúng theo quy định hiện hành tại Nghị định 71/2012/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
*/ Trong trường hợp này, như phản ánh của bạn là bị mất giấy tờ nên không thể đến đóng phạt và lấy xe ra được. Vì thế, trước hết chủ đứng tên đăng ký xe phải tiến hành thủ tục làm đơn trình báo mất giấy tờ rồi gửi đến UBND xã, phường hặc công an địa phương để xin xác nhận việc mất giấy đăng ký xe.
Để làm rõ hơn vấn đề, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.
3. Liên quan đến việc có hay không được lưu thông phương tiện trong quá trình chờ đổi biển số xe, bạn đọc Lê Xuân Nghĩa ở địa chỉ mail: xn_mh...@gmail.com phản ánh, tôi đang trong thời gian chờ sang tên đổi chủ cho chiếc xe tôi sử dụng.
Tôi vẫn dùng xe đi làm, nhưng vừa rồi, khi đang lưu thông tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe và bị phạt lỗi không có biển số. Đồng thời là giữ xe.
Vì theo giấy hẹn của phòng cảnh sát giao thông phải 1 tháng mới cấp lại biển số mới. Tôi vẫn có giấy hẹn đổi biển nhưng CSGT nói với tôi trong thời gian đổi biển số không được sử dụng xe trên đường?
Trả lời:
Về việc bạn được cấp giấy hẹn của phòng cảnh sát giao thông trong thời gian chờ đổi biển là thực hiện theo quy định tại thông tư 12/2013/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010.
Theo quy định tại Thông tư này, sau khi làm các thủ tục cần thiết theo quy định, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thu hồi đăng ký xe, biển số xe và cấp một giấy hẹn ngày cấp đăng ký, biển số mới có giá trị trong vòng 30 ngày để chờ cấp biển mới.
Và nhiều cán bộ giải thích rằng, chỉ cần có giấy hẹn này còn giá trị thì vẫn có thể điều khiển xe lưu thông bình thường trên đường.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, điều 20 Nghị định 34/2010/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
Để tìm hiểu cụ thể về các điều kiện trên, bạn đọc có thể đọc bài tại đây.