Những thói xấu của người Việt khi gặp CSGT

Cukun (Nguồn: Vitalk) |

Bạn có tự tin nói mình không có những thói xấu dưới đây?

Dưới đây chúng tôi xin trích đăng một bài viết khá thú vị về những thói xấu của người Việt khi gặp CSGT, bài viết hiện đang được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội

"Tôi dám chắc là đa số người Việt mình ra đường đều sợ CSGT. Nghĩ cũng lạ CSGT là người giúp quản lý, giám sát để việc lưu thông trên đường an toàn và thuận tiện hơn thế mà cái bệnh sợ CSGT đã ăn mòn vào đường máu của nhiều người rồi. Nhiều người bảo cứ làm đúng, đi đúng và đầy đủ giấy tờ thì có gì mà sợ. Phải, nghe có lý lắm thế mà ko hiểu sao vẫn run như cầy sấy, mặt đỏ phừng lên.

Luận bàn về vấn đề này một chút, khi gặp CSGT người Việt mình thường làm gì nhỉ?

1) Chạy chốn: Trong nhiều trường hợp, người tham gia giao thông vi phạm mà liếc thấy CSGT đang đứng ven đường, yêu cầu dừng xe lại hoặc rượt đuổi phía sau nhiều người Việt gan to, tay ga cứng nên tìm cánh thoát nạn bằng cách rồ ga vụt chạy hòng thoát được sự truy đuổi của CSGT. Trường hợp này không ít đâu nhé, chủ yếu là các bạn nam to khỏe, bặm trợn và liều lĩnh.

 

2) Xin xỏ, lấy đủ thứ lý do, năn nỉ ỉ ôi: Cái này phổ biến này. Rõ ràng biết mình sai, thế nhưng cũng ngon ngọt nêu đủ thứ lý do trên trời dưới đất. Thậm chí nhiều người còn bịa ra những tình huống bi đát nhằm lấy lòng thương của CSGT. Ví dụ như có ai đó vào bệnh viện cấp cứu phải vào viện gấp nên vội quá chạy vượt quá tốc độ. Hay đường này em ko quen nên lỡ đi ngược chiều...đầy rẫy lý do.

Gần đây lại có nhiều vụ năn nỉ, ỉ ôi kiểu Chí Phèo rất buồn cười. Gần đây nhất có vụ cô gái quỳ lạy, chắp tay vái CSGT chỉ để xin được cho tha. Cái này là do tâm lý của cô gái này. Theo như clip cô gái bị phạt vì tội kẹp 3. Cô gái này đang ở độ tuổi học sinh nhưng đã dám chạy xe thì làm gì có giấy tờ, bị phạt là điều chắc chắn rồi. Nếu chẳng may bị gửi giấy thông báo lỗi thì coi như hạnh kiểm yếu...Tâm lý xin xỏ, quỳ lạy có lẽ cũng từ đây mà ra.

3) Gọi điện cho người thân: Hình ảnh này không hiếm gặp trên đường khi người bị phạt có mối quan hệ với những người có chức có quyền. Chỉ cần một cuộc điện thoại nói chuyện qua lại thì ngay lập tức sẽ được cho đi ngay, khỏi phiền phức, rườm rà.

4) Đút lót tiền: Hình thức này xảy ra khi các hình thức trên không hiệu quả. Nếu không xin đươc, không gọi điện cho người thân được thì chỉ bằng cách này sẽ ổn nhất. Vì mức tiền đút lót có lẽ nhẹ hơn mức tiền phạt, khoảng 100 nghìn là được, trong khi tiền phạt lỗi ít nhất cũng 100 nghìn rồi. Phần nữa nếu bị phạt sẽ bị lập biên bản, các giấy tờ liên quan sẽ bị các chú CSGT cầm và chờ ngày lên nộp phạt mới được lấy về. Hơn nữa sổ đen về lỗi sẽ bị thêm một lỗi, có thể bị bấm lỗ cũng nên.

5) Cãi lý: Trường hợp này không nhiều đa phần chỉ với những người không vi phạm nhưng bị CSGT gọi vào yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Và đa số những người có khả năng cãi lý lại là người có hiểu biết cao về các luật giao thông.

Đấy...như thế đã đủ chưa cả nhà nhỉ...người Việt mình nhiều tính xấu quá. Bạn nào còn ý nào thì chia sẻ để cùng bàn luận."

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại