Nhìn tuyết rơi mà khóc nghẹn!

Đường liên xã được thông suốt, tuy nhiên do nền nhiệt thấp nên có nhiều thôn ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) vẫn đang bị chìm ngập trong tuyết.

Y Tý là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Bát Xát. Nơi đây chỉ cách biên giới chừng 5km, cách trung tâm huyện Bát Xát khoảng 70km. Có mặt ở Y Tý vào những ngày này, nhìn những em nhỏ quần áo mỏng manh chạy trên những vũng tuyết khổng lồ khiến những người khách đến đây không khỏi xót xa.

Người dân phải giã gạo để nấu cháo bên tuyết dày đặc - Ảnh: Q.Thế

Y Tý là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Bát Xát. Nơi đây chỉ cách biên giới chừng 5km, cách trung tâm huyện Bát Xát khoảng 70km. Có mặt ở Y Tý vào những ngày này, nhìn những em nhỏ quần áo mỏng manh chạy trên những vũng tuyết khổng lồ khiến những người khách đến đây không khỏi xót xa.

Chỉ mới khoảng 17h30 nhưng mọi ngả đường dẫn vào các thôn bản dường như không có bóng người qua lại. Tất cả các ô cửa của người dân được bịt kín và phía trong nhà là cảnh đốt lửa để sưởi ấm. "Về đêm sương không vào được trong nhà nhưng hơi lạnh lại bốc vào trong tận giường ngủ. Hôm qua lạnh đến nỗi mà chăn cũng bị ướt, cả nhà tôi đã ngủ nhưng phải dậy đốt đống lửa sưởi ấm cho đến lúc có nắng mới dập lửa để ra ngoài" - bà Tràng Thó Mừng (47 tuổi, ở thôn Mò Phú Chải) kể lại.

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người dân cứ đỏ hoe mắt khi nói về trận mưa tuyết lịch sử này, nhiều người không cầm được nước mắt. Từ lúc tuyết rơi thì người dân cũng đã biết được hoa màu sẽ mất hết và gia súc sẽ đổ bệnh mà chết dần

"Nhà tôi có bảy người, cả gia tài có hai con trâu. Gần hai năm trước vay tiền anh em ở dưới xuôi để mua trâu, chăm bẵm mãi đến hôm tuyết rơi thì chưa kịp đưa về nhà. Mấy hôm nay cả nhà cứ đổ lên rừng tìm trâu nhưng không thấy. Từ giờ không biết sẽ dựa vào gì để sống nữa đây" - bà Sần Ha Huê (53 tuổi, người thôn Nhìn Cổ San) bùi ngùi nói.

Tại trung tâm xã, ông Ly Giờ Có - bí thư xã Y Tí - cứ chạy đi chạy lại vì có người dân lên báo về việc trâu chết và nhiều nhà chưa tìm thấy. Ông Có bùi ngùi rồi cho biết: “Thu nhập chính của hơn 1.000 hộ dân trong xã dựa vào cây thảo quả và rau màu nhưng đến nay tất cả đã mất trắng. Vụ này mất mùa nhưng đến vụ sau chúng tôi cũng sẽ không còn gì nữa vì cây thảo quả nếu chăm sóc tốt thì phải gần bảy năm mới có thể cho thu hoạch".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại