Dân mạng tung chứng cứ sốc vụ cô giáo chui vào túi nilon qua suối

Có một vài chi tiết trong clip "cô gái chui vào túi nilon qua suối" khiến dân mạng thấy bất hợp lý.

Trong những ngày qua, đoạn clip ghi lại cảnh học sinh và thầy cô ở bản Sam Lang xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chui vào túi vượt suối ngay lập tức đã trở thành tâm điểm chú ý và khiến người xem bị xúc động mạnh. Được biết clip là do cô giáo Tòng Thị Minh (giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang) cung cấp.

Tuy nhiên, một số dân mạng đã tinh ý phát hiện một vài điểm thiếu hợp lý trong clip. Dưới đây chúng tôi xin được trích đăng phần lập luận được đăng tải trên trang OfViet.

Đây là cây cầu Nậm Pồ (cây cầu có 4 nhịp) vào mùa cạn. Mùa nước lũ cầu được rút đi và thầy trò phải vượt lũ dữ bằng cách chui vào bao nilon

Đây là cây cầu Nậm Pồ (cây cầu có 4 nhịp) vào mùa cạn. Mùa nước lũ cầu được rút đi và thầy trò phải vượt lũ dữ bằng cách chui vào bao nilon

Theo quan sát của người viết: Chiếc cầu này có 4 trụ, mỗi trụ cách nhau tầm khoảng 4 đến 5m. Các trụ cầu hình như được bao bằng liếp tre nứa (cốt trụ cầu là gì thì chúng tôi không rõ). Chiều dài cầu ước chừng 20 tới 25m. Vậy mùa nước lũ suối Nậm Pồ rộng bao nhiêu, nước lũ hung tợn thế nào? Những bức hình dưới đây sẽ cho các bạn thấy rõ hơn.

Chuẩn bị vượt suối
Chuẩn bị vượt suối

Trên đây là hình ảnh người đàn ông chuẩn bị cho cô bé vượt suối bằng cách chui vào túi nilon. Bạn hãy thử so sánh hình ảnh cây cầu mùa cạn với hình ảnh con suối mùa nước lũ? Độ rộng của suối Nậm Pô trong bức hình là bao?

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp các bạn rõ hơn. 

Giữa dòng suối

Đây là hình ảnh người đàn ông đưa một bé nam vượt suối trong bao nilon

Tại thời điểm này, người viết nhận thấy người đàn ông bước đi tổng cộng 7 bước. Trong đó thời điểm gần bờ anh ta bước một bước ngang, sau đó tiến 6 bước. Với 6 bước tiến người đàn ông đi được tầm 2.4m và anh ta đã ra tới giữa suối, nước ngập ngang thân. 

Trong clip gốc ”Chui túi nilong để…qua suối“ cho thấy: Thời điểm người phụ nữ bắt đầu chui vào túi nilon buộc túi cho đến khi sang tới bờ bên kia tất cả chỉ có 34s. 

Sải bơi đầu tiên

Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị (như để cô gái ngồi yên trong bao, buộc bao nilon), người đàn ông đã thực hiện những sải bơi đầu tiên tại thời điểm 9s11 (clip do cô giáo Tòng Thị Minh cung cấp). Đến thời điểm 34s12 trong clip, sau câu: “Đến bờ rồi…!” chuyến vượt suối đã hoàn thành an toàn tốt đẹp.

Đến bờ rồi

Đến bờ rồi

Tổng cộng vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa nước lũ hết đúng 24s, theo đúng clip gốc. Có thể các bạn sẽ quan sát kỹ hơn clip và rút ra những điều hữu ích. Như vậy, vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ mất đúng 24s, và chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối. Và con suối rộng như vậy còn nó hung dữ thế nào? 

Trong clip đã được biên tập lại thì vẫn còn có hình những đứa trẻ mặc quần cộc ướt sũng, chạy chơi trên bờ, hình ảnh người phụ nữ vừa gỡ cái cần câu của mình. Và hình ảnh được cắt từ clip gốc dưới đây sẽ cho thấy sự hung dữ của con suối Nậm Pô mùa nước lũ? 

Đùa với suối dữ?

Đùa với suối dữ?

Clip gốc cho thấy tại thời điểm những người đàn ông khiêng chiếc xe máy này qua có ít nhất hai người đang bơi phía bên kia suối. Và hình ảnh khiêng xe máy qua suối cũng cho ta biết độ sâu thực tế của con suối này. 

Hiển nhiên là ba người đàn ông này không thể bơi khi cùng nhau san sẻ gánh nặng của một chiếc xe máy nặng gần trăm kg trên lưng. Họ không bơi mà là họ lội, độ sâu thực tế của suối Nậm Pô: chưa ngập quá cằm những người đàn ông trong hình. Tức là suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ chỉ sâu chỉ tầm 1.45 m đến 1.55m. 

6 bước chân ra đến giữa suối, vượt suối bằng bao nilon hết đúng 24s và độ sâu của suối trên dưới 1.5m quả thực là quá nguy hiểm.

Cô giáo Tòng Thị Minh cho biết vượt suối thế này bình thường: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”. 

Như vậy chúng ta sẽ suy nghĩ gì đây? Con suối rộng không quá 5m (chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối), độ sâu tầm 1.5m; giữa núi rừng với những người đàn ông bơi lội giỏi, nhiệt tình sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình và… người khác để vượt suối rốt lại đã không chịu làm một cây cầu, bằng tre, bạch đàn hay bất cứ cây rừng nào có thể.

Vượt một con suối như vậy có rất nhiều sự lựa chọn cho cả cô, thầy, trò và những người người dân. Chui bao nilon phó mặc số phận của mình cho người khác không hẳn là điều tốt nhất. Có hay chăng để cô giáo vào túi nilon kéo qua suối chỉ là một trò đùa mạo hiểm mang tính trêu chọc của mấy anh trai bản? 

Người viết hi vọng có một cuộc điều tra rõ ràng và xác thực về địa điểm quay clip kể cả phương tiện quay để làm rõ hơn tình hình thực tế và biết đâu cũng có thể giúp chúng ta xây dựng một cây cầu với kinh phí thấp nhất và an toàn nhất có thể. 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại