1. Một bạn độc giả ở địa chỉ email kienhoang..@gmail.com có phản ánh, ngày 28/4, cảnh sát giao thông Thanh Hóa đã bắt rất nhiều trường hợp đội mũ bảo hiểm thời trang, so với các quy định hiện hành thì như vậy là đúng hay sai?
Trả lời:
Hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng chưa bị phạt sau khi thông tư có hiệu lực vào 15/5/2013.
Đồng thời, tại Nghị định 34 và Nghị định 71 cũng mới chỉ quy định xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay đội mũ bảo hiểm không cài quai, chứ chưa có chế tài cụ thể về xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Trong các Luật có liên quan cũng chưa cho phép cảnh sát dừng xe người đội mũ bảo hiểm rởm để kiểm tra, xử phạt.
Để nắm rõ cụ thể vấn đề độc giả có thể đọc thêm bài tại đây.
(Ảnh minh họa)
2. Liên quan đến vấn đề quyền hạn của cảnh sát cơ động (CSCĐ), một bạn độc giả ở địa chỉ email trantu19..@gmail.com phản ánh, bạn thường thấy CSCĐ, CSTT.. dừng xe và xử phạt người vi phạm giao thông.
Vậy, theo quy định hiện tại, CSCĐ, CSTT có quyền được dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không?. Và đây cũng là thắc mắc của bạn anhhai...@yahoo.com.vn.
Trả lời:
Theo quy định hiện tại trong Luật giao thông đường bộ, không chỉ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà nhiều lực lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trong đó có cả cảnh sát trật tự, cơ động...
Việc cảnh sát cơ động, trật tự dừng xe, xử phạt người vi phạm giao thông là đúng. Tuy nhiên, cần căn cứ vào những quy định cụ thể. Để nắm rõ được những quy định này, độc giả có thể tìm hiểu thêm tại đây.
3. Bên cạnh đó, việc thay đổi kết cấu xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu cũng là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Cụ thể, một bạn đọc ở địa chỉ email big3..@gmail.com hỏi: trong luật giao thông có điều nào quy định xử phạt về thay thế phụ tùng của xe máy hay lắp thêm đèn không? Nếu có thì mức xử phạt bao nhiêu và thay thế phụ tùng xe quá bao nhiêu % xe thì bị phạt.
Trả lời:
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc tự ý thay đổi phụ tùng làm thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe máy sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ từ 100.000 đồng tới 1.000.000 đồng.
Vấn đề được giải thích một cách rõ ràng và cụ thể tại đây.