Cột sống và ngực bạn sẽ biến dạng nếu cứ "cố chấp" lặp lại thói quen này!

Hoa Hướng Dương |

Nếu bạn thường thở bằng miệng thì có lẽ bạn cần cân nhắc lại thói quen cực xấu này đi nhé.

Nếu bạn thức giấc với cái miệng khô khốc thì có thể bạn thuộc kiểu người thở bằng miệng (dù bạn không cố ý) mà nguyên nhân có thể do một số vấn đề về mũi (ngạt mũi, viêm xoang...).

Thông thường chúng ta sẽ thở bằng mũi và thực tế đây mới là cách thở đúng vì khi đó không khí được lọc cũng như làm ấm lên khi qua các hốc xoang trước khi đi vào phổi. Ngoài ra, lớp màng nhầy trong mũi còn giúp giữ loại vi khuẩn gây hại.

Thở bằng miệng và các ảnh hưởng tới cơ thể

Cột sống và ngực bạn sẽ biến dạng nếu cứ cố chấp lặp lại thói quen này! - Ảnh 1.

Thở bằng miệng.

Bác sĩ Harry Hoediono, chủ tịch Hiệp hội răng miệng Ontario (Ontario Dental Association, Canada) cho rằng việc thở bằng miệng có thể do thiếu sót khi sinh ra của bệnh nhân, dẫn tới thói quen không tốt này.

Vậy nên khi thở bằng miệng đặc biệt là vào mùa đông, không khí sẽ lạnh, khô và không thể sạch như bằng mũi. Điều này hiển nhiên không tốt cho phổi đúng không nào?

Theo bác sĩ Veronique Benhamou, giám đốc nha chu học tại Đại học McGill (Montreal, Canada) giải thích về tác hại khi bạn có thói quen thở bằng miệng.

Hoạt động thở quyết định vị trí của xương hàm, lưỡi và đầu do đó khi thay đổi cách thở sẽ khiến xương hàm và răng bị biến đổi dẫn tới việc nhai hay cắn gặp khó khăn.

Lưỡi không đóng khi ngủ để không khí dễ lưu thông, nguy hiểm hơn dẫn tới ngừng thở khi ngủ và các bệnh tim mạch liên quan. Sưng amiđan to lớn bất thường gây các bệnh hô hấp vì càng làm thu hẹp đường thở gây khó thở.

Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi, điều này góp phần tạo thời gian hấp thụ khí oxy của phổi cũng như cân bằng pH trong máu, nếu bạn thở bằng miệng điều này sẽ không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy.

Khi thở thông qua miệng, não cho rằng cơ thể bạn đang bị mất carbon dioxide quá nhanh nên tình trạng ức chế trung tâm hô hấp.

Bên cạnh ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thở qua miệng còn làm biến dạng khuôn mặt như môi trên kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở.

Cột sống và ngực bạn sẽ biến dạng nếu cứ cố chấp lặp lại thói quen này! - Ảnh 2.

Thở bằng miệng tác động tới toàn cơ thể.

Để không khí dễ lưu thông, lưỡi sẽ bị hạ thấp (thay vì đặt ở vòm miệng), vị trí lưỡi cũng bị đẩy lên phía trước để hít được nhiều không khí hơn, điều này sẽ gây ra các khó khăn khi nuốt thức ăn.

Hệ thống răng mặt cũng thay đổi do khi thở bằng miệng, chúng ta vận động những cơ khác liên qua đến xương và mặt.

Thói quen xấu này còn làm cho cơ thể luôn ở trạng thái thiếu oxy, miệng há to như "đớp khí", còn đầu thường nghiêng sang một bên, lâu dài sẽ khiến cột sống bị biến dạng, thay đổi cả vị trí của vai.

Ngực cũng sẽ bị biến dạng kiểu "ngực bồ câu", thực quản bị hạ thấp, giọng nói khàn hay giọng mũi. Giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khiến cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, lo âu, quầng thâm xuất hiện ở mắt.

Da xanh tái do thiếu oxy, khuôn mặt đờ đẫn, giảm sức bền. Việc hạn chế mũi làm cho khứu giác giảm, khả năng bảo vệ phổi yếu đi vì mất đi một "bức tường lửa" quan trọng, lỗ mũi thu nhỏ.

Xương mặt thay đổi khiến khuôn mặt dài ra, mặt hẹp lại, tăng mặt phẳng hàm dưới, chiếc cằm cũng nhỏ đi khiến các răng cửa không chạm nhau.

Xương hàm trên bị thu hẹp lại một hoặc hai bên, cắn chéo ở vùng răng hàm khi nhai. Lợi dễ bị viêm do vi khuẩn xâm nhập, hơi thở hôi, cười hở lợi mất thẩm mỹ.

Hãy xem video để hiểu rõ hơn tác động tới khuôn mặt khi thở bằng miệng:

Tác hại của việc thở bằng miệng.

Nguồn: Besthealthmag.ca, Suckhoedoisong.vn, Nhathuocyentrang.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại