Trong những năm 1990, Trung Quốc tiến hành kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt với quy mô lớn trên toàn quốc. Tuyến đường sắt Kinh Cửu chạy dọc Bắc Nam nối Bắc Kinh với các tỉnh phía Đông của Trung Quốc cũng được hoàn thành trong thời kỳ đó.
Khi tuyến đường sắt được xây đến vị trí huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tô, một vấn đề bất ngờ xảy ra. Đất ở những ngọn núi gần đó rất cứng, công nhân không thể nào đào nổi, chỉ còn cách là dùng thuốc nổ làm cho đất đá tơi ra.
Tuy nhiên, sau khi cho nổ khu vực đó xong, bên trong ngọn núi lại không phải là đất đá, mà là những hòn gạch xanh cứ thế rơi ra.
Những người công nhân thấy có điểm dị thường, ngay lập tức đi báo với cơ quan quản lý văn hóa.
Theo các chuyên gia dự đoán, bên trong có một ngôi mộ cao khoảng 1,45 m sắp bị sập, hơn nữa ngôi mộ này rất có khả năng là mộ chỉ có một phòng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi càng đi sâu vào trong mộ, lại không thấy tìm mãi không thấy điểm cuối, hang trong mộ vừa tối vừa hẹp, trên mặt đất bày đầy những đồ tùy táng.
Các chuyên gia ước tính, ngôi mộ này dài khoảng 15 m, diện tích bên trong đạt tới hơn 200 m2. Đỉnh mộ có kết cấu rỗng kiểu kim tự tháp. Đây là lần đầu tiên có ngôi mộ to như vậy xuất hiện, cho nên truyền thông lúc bấy giờ gọi đây là "Giang Nam đệ nhất mộ".
Cánh cửa của ngôi mộ đã bị hư hại nặng, hơn nữa lớp đất đá bên trên ngôi mộ này được cho là đã bị vùi bởi những tên trộm mộ, điều này làm cho các chuyên gia cảm thấy vô cùng đau lòng.
Dù ngôi mộ đã từng bị trộm, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng chủ ngôi mộ là người có thân phận vô cùng cao quý, bằng chứng là ngôi mộ được xây dựng từ 9 tầng gạch xanh, bên cạnh đó vẫn còn vô số đồ gốm, tiền cổ, đồ đồng được làm một cách tỉ mỉ công phu.
Điểm đáng chú ý nhất là tượng chim chu tước bằng đồng. Ở thời kỳ cổ xưa, khi mà xã hội có sự phân tầng nghiêm ngặt, việc chôn theo đồ tùy táng là các loại linh vật rất được chú trọng.
Các chuyên gia hết sức tò mò về thân phận của vị chủ mộ này. Qua thời gian khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, cuối cùng họ cũng đã tìm được chủ nhân của ngôi mộ, một vị danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc - Đàm Thiệu.
Là một vị tướng của nhà Ngô - đại đội trưởng đội kỵ binh - đảm nhận trọng trách bảo vệ cung, Đàm Thiệu thậm chí còn đóng vai trò mấu chốt trong giai đoạn cuối của thời kỳ nhà Ngô sau khi Tôn Quyền mất. Bên cạnh đó thân phận vô cùng đặc biệt của ông cũng là điều đáng chú ý, ông chính là "người cùng nhà" với Tôn Quyền (hai người cùng lấy 2 chị em ruột trong một gia đình).
Theo Sohu