Bức ảnh của Haiyan do vệ tinh Aqua chụp lại vào 11:25 ngày 7/11 giờ Việt Nam.
Bức ảnh trên cho thấy cơn giông rất rộng bao quanh mắt bão Haiyan tại quần đảo Philippines vào trưa ngày 7/11.
Một bức ảnh khác cho thấy nhiệt độ của các đám mây trên đỉnh Haiyan và trên mặt biển.
Ảnh chụp nhiệt độ mây trên đỉnh Haiyan vào ngày 4/11
Ảnh chụp Haiyan vào ngày 6/11
"Dữ liệu hồng ngoại cho thấy mắt bão rất rõ ràng với nhiều vòng giông đồng tâm và tường đối lưu mắt bão rất sâu", Rob Gutro, đại diện của NASA khẳng định dựa trên quan sát của Aqua.
Mắt bão Haiyan
"Dữ liệu hồng ngoại cho thấy nhiệt độ trên mây mắt bão giảm xuống còn -63,15 độ C. Nhiệt độ này cho thấy một cơn giông rất mạnh với lượng mưa tiềm năng rất lớn".
Haiyan được đánh giá là cơn bão mạnh nhất năm 2013. Cơn bão này có sức gió 320km/giờ, sức gió tối đa 370km/giờ, cao nhất kể từ cơn siêu bão Tip của năm 1979 – cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới.
Ảnh chụp Haiyan từ vũ trụ
Haiyan được đánh giá có sức tàn phá ngang với siêu bão cấp 5 tại Mỹ. Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ khẳng định: "Siêu bão cấp 5 sẽ gây thiệt hại khủng khiếp: Một tỉ lệ nhà ở rất cao sẽ bị phá hủy, bật mái và sập tường. Cây cối và cột điện đổ sẽ cách ly các vùng dân sinh. Các vùng này sẽ bị mất điện trong hàng tuần, thậm chí là hàng tháng liền. Khu vực bị ảnh hưởng sẽ không thể sinh sống được trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng".
Haiyan đang di chuyển với tốc độ 40km/h và gây ra các đợt sóng cao tới 15m. Sau khi đi qua Philippines, cơn bão này sẽ trực tiếp đổ bộ vào miền Trung Việt Nam.
Video hình ảnh siêu bão Haiyan do NASA ghi được từ vệ tinh.
Gia Cường
Theo Yahoo & Nasa.gov