Với sự phát triển không ngừng nghỉ của , những sản phẩm chất lượng cao ngày một ra mắt nhiều hơn. Những sản phẩm này được trang bị không những thiết kế đẹp mắt mà còn tích hợp công nghệ cao mang tới trải nghiệm tiện lợi nhất cho người dùng. Thế nhưng, không phải bất kì sản phẩm nào ra mắt cũng nhận được thành công như dự đoán và không phải sản phẩm nào cũng là... , nhiều sản phẩm công nghệ hấp dẫn chưa được dành đủ sự quan tâm cũng như ra mắt... quá sớm khiến chúng thất bại. Dưới đây là 10 trong những sản phẩm đó.
1. Apple Pinpin
Khởi đầu bằng một sản phẩm thất bại từ , không phải bất kì thiết bị nào được ra mắt bởi Apple đều thành công như dự kiến. Vào năm 1995, Apple cho ra mắt chiếc máy chơi game sử dụng hệ điều hành Mac OS đầu tiên của mình mang tên gọi Pinpin, truyền thống "giá mắc" của Apple đã đẩy giá thành sản phẩm lên 599 USD vào thời điểm ra mắt.
Khi được giới thiệu, Pinpin cũng chỉ sở hữu khoảng 10 game và khó lòng cạnh tranh với dòng Sony Playstation thời điểm bấy giờ. Được bán tổng cộng 42.000 thiết bị, Pinpin nhanh chóng rút khỏi thị trường và biến mất không lâu sau đó.
2. Microsoft Kin
Thời điểm bấy giờ, rất ít hãng sản xuất mạo hiểm phát triển thiết bị di động thông minh, hạn chế của lúc đó chính là người dùng. Microsoft Kin được hướng tới đối tượng người dùng trẻ tuổi với kì vọng "lật đổ" chiếc smartphone màn hình xoay T-Mobile Sidekick. Thế nhưng sau khi đầu tư hàng tỷ USD vào một dự án kéo dài 2 năm và hiệu quả mang lại... thấp chưa từng thấy, Kin sớm biến mất khỏi thị trường chỉ sau 48 ngày bán ra.
3. DIVX
Được ra mắt như một định dạng video vào năm 1998, DIVX cho phép người dùng xem phim trong 48 giờ trước khi tự huỷ. Với mục đích phát triển ngành công nghiệp "phim cho thuê" DIVX phần nào thành công, thế nhưng vì người dùng luôn thích miễn phí nên DIVX sớm bị khai tử, một số hãng làm phim tích hợp DIVX thời điểm đó lỗ tới hàng trăm triệu USD.
4. TwitterPeek
Nếu bạn nghĩ rằng Facebook Home là sản phẩm di động đầu tiên được ra đời bởi , có thể bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Vào năm 2009, Twitter ra mắt chiếc TwitterPeek với một nhiệm vụ duy nhất đó là... truy cập Twitter. Không thể gọi điện thoại, không thể nhắn tin, gửi email hay làm những tác vụ thông thường của một chiếc điện thoại, TwitterPeek nhanh chóng bị khai tử, chẳng ai bỏ tiền ra để mua một thiết bị chỉ để sử dụng Twitter. Hơn thế nữa, TwitterPeek cũng bị chê rất nhiều do vào Twitter cũng... chẳng xong.
5. Nokia N-Gage
Có lẽ N-Gage là sự tiếc nuối lớn nhất của những người hâm mộ Nokia, thiết kế của sản phẩm cùng các trò chơi đi kèm không hề tệ, thế nhưng ra mắt cùng thời điểm với hàng loạt thiết bị chơi game từ Nintendo, Nokia không "có cửa" với một hãng sản xuất thiết bị chơi game lớn như Nintendo. Ra mắt vào năm 2003 và nhanh chóng lụi tàn vì nhiều lý do khác nhau, N-Gage bán được khoảng 5.000 thiết bị trong 2 tuần đầu tiên sau đó dần dần biến mất.
6. Modo
Vào thế kỉ 20, rất nhiều người cho rằng Modo là thiết bị công nghệ đỉnh cao, thế nhưng sự thật thì Modo chỉ là một chiếc máy nhắn tin cho những người thích khoe khoang. Với màn hình hiển thị đơn sắc và không có bất kì cách thức tìm kiếm, điều khiển nào, Modo chỉ cho phép người dùng đọc tin nhắn mà thôi. Modo được bán ra trong đúng 1 ngày và sau đó công ty sản xuất ra thiết bị này chính thức giải thể.
7. 3Com Audrey
Ý tưởng về một thiết bị máy tính All in One không hề tệ, thế nhưng một chiếc máy tính All in One được thiết kế cho các bà nội trợ chỉ để xem công thức nấu ăn cũng như những thông tin liên quan thì lại là thảm hoạ. Thời điểm 3Com Audrey ra mắt, rất nhiều công ty khác cũng đi vào vết xe lầy này và hàng loạt sản phẩm bán ra thị trường mà không có ai mua. 3Com Audrey xuất hiện trên thị trường được khoảng 7 tháng sau đó chính thức bị khai tử.
8. Poma Wearable PC
Về cơ bản, Poma Wearable PC là một tổ hợp thiết bị công nghệ mang mặc, từ đồng hồ thông minh, kính thông minh... Ý tưởng sản xuất ra Poma Wearable PC không hề tệ, thế nhưng những hạn chế kĩ thuật ở thời điểm ra mắt khiến cho sản phẩm rất cồng kềnh. Thêm vào đó, mức giá 1.500 USD khiến cho sản phẩm này chẳng nhận được nhiều sự quan tâm.
9. CueCat Scanner
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết về mã vạch, QR Code hay Bar code... những kí hiệu công nghệ tắt cho phép người dùng nhanh chóng truy cập tới một địa chỉ website hay nhận một đoạn thông tin dài. Tiện ích là vậy, thế nhưng sản xuất ra một thiết bị gia dụng chỉ để đọc mã vạch với hình dáng chú mèo lại chẳng có gì thú vị, nếu như CueCat Scanner được tái thiết kế để sử dụng cho các siêu thị hoặc trung tâm thương mại có lẽ đã tốt hơn.
Hạn chế của thiết bị này là gặp quá nhiều vấn đề khi quét mã vạch, ra mắt vào năm 1999 và cận kề khai tử vào năm 2005, công ty phát triển nên CueCat Scanner giảm giá sản phẩm xuống chỉ còn 30 xu (khoảng 7.000 đồng) nhưng vẫn chẳng có mấy ai quan tâm.
10. Virtual Boy
Bạn biết tới thương vụ 2 tỷ USD của Facebook để mua lại Oculus VR vì sản phẩm kính thông minh với khả năng hiển thị xuất sắc chứ? Virtual Boy được đánh giá là sản phẩm tiên phong để Oculus ra đời, một thiết bị chơi game trình chiếu hình ảnh 3D hấp dẫn. Thế nhưng, hạn chế về công nghệ khiến cho người dùng Virtual Boy có cảm giác như bị... tra tấn.
Mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... là những gì người ta miêu tả về Virtual Boy, hơn thế nữa thiết bị chơi game từ Nintendo này chỉ hỗ trợ vài trò chơi trong toàn bộ quãng thời gian nó xuất hiện. Với giá thành 180 USD vào năm 1995, Virtual Boy bị khai tử chỉ một năm sau đó.