Một nhóm kỹ sư tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) và Viện Công nghệ Georgia đã thiết kế một robot giống rắn có khả năng điều hướng dưới lòng đất.
Robot này có thể hoạt động linh hoạt, dẻo dai dưới lòng đất nhờ vào cấu trúc được lấy cảm hứng từ rễ cây. Tốc độ đào hang nhanh hơn đáng kể so với các phương pháp tiếp cận lòng đất trước đó.
Ngoại hình có phần ngộ nghĩnh của chú Robot. Ảnh: UC Santa Barbara Hawkes Lab
Nicholas Naclerio, nhà nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm UC Santa Barbara, nói rằng thách thức lớn nhất khi nói đến việc di chuyển qua mặt đất là những ngoại lực tác động lên robot khi tiếp xúc với mặt đất, nó không hề giống như cách chúng ta di chuyển đơn thuần trên mặt đất.
Đặc biệt hơn, đây không phải là một robot công nghệ cao như nhiều người lầm tưởng. Nó được gia cố từ... vải nylon kín, Naclerio nói rằng nhóm nghiên cứu đã lấy cảm hứng trực tiếp từ hiện tượng rễ cây mọc lên từ ngọn của chúng để đâm sâu vào lòng đất. Vì vậy, robot có thể vươn dài và tránh được ma sát dọc theo hai bên và có thể chuyển hướng theo bất kỳ hướng nào.
Bên cạnh rễ cây, Naclerio cho biết nhóm nghiên cứu còn lấy cảm hứng từ loài bạch tuộc cát phương nam, loài này phun ra một tia nước giúp đào sâu xuống đáy biển. Tương tự, robot sẽ thổi không khí từ phần đầu xuống cát để làm giảm đi lực cản và đào sâu xuống đất.
Video:
Robot có thể đào sâu xuống bề mặt cát mà không gặp trở ngại.