Con trai làm gãy cây bút 5 triệu của bạn, người mẹ bị đòi bồi thường chỉ nói 1 câu đã khiến giáo viên nể phục

Linh Chi |

Sau khi nghe người mẹ nói, cả giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh kia đều cảm thấy không còn gì tranh cãi và đưa ra thống nhất chung để giải quyết vấn đề.

Việc trẻ con xảy ra xích mích, cãi nhau, thậm chí động tay chân là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không cư xử khéo léo, chuyện bé xé ra to sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý non nớt của đứa trẻ.

Một bà mẹ ở Trung Quốc có con trai tên Tiểu Minh, năm nay vừa vào lớp 1. Khi chị đang đi làm thì bất ngờ nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm thông báo rằng cậu bé đã làm gãy cây bút của bạn cùng lớp. Cô giáo yêu cầu chị đến giải quyết sự việc theo lời đề nghị của phụ huynh đứa trẻ bị hư bút.

Con trai làm gãy cây bút 5 triệu của bạn, người mẹ bị đòi bồi thường chỉ nói 1 câu đã khiến giáo viên nể phục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Mới bước chân vào phòng họp, chị đã bị vị phụ huynh kia mắng nhiếc không thương tiếc và đòi bồi thường. Theo lời người này, cây bút là đồ hiệu đắt tiền, được người thân tặng cho cậu bé với giá xấp xỉ 1.500 NDT (khoảng trên 5 triệu đồng).

Thế nhưng, thay vì mất bình tĩnh hay nhận lỗi ngay, mẹ Tiểu Minh bình tĩnh yêu cầu đối phương cho mình thời gian tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện. Sau đó chị gọi con trai mình đến nói chuyện. Vẫn giữ thái độ nhã nhặn từ đầu buổi, chị giúp Tiểu Minh bớt sợ hãi để cậu bé kể lại câu chuyện đã xảy ra. Theo lời cậu bé, em đã bị bạn học bắt nạt thường xuyên với nhiều lý do rồi còn bị bạn đặt cả biệt danh cho mình.

Cậu bạn kia hôm nay khoe cây bút mới với Tiểu Minh nhưng cậu bé không quan tâm. Vì tức giận nên bạn học này hất sách Tiểu Minh xuống đất, dẫn đến việc hai bên xảy ra xô xát. Cây bút cũng rơi xuống đất và bị gãy.

Con trai làm gãy cây bút 5 triệu của bạn, người mẹ bị đòi bồi thường chỉ nói 1 câu đã khiến giáo viên nể phục - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau khi nắm rõ ngọn nguồn sự việc, mẹ Tiểu Minh đề nghị hai bên gia đình dàn xếp sự việc một cách hòa bình. Tiểu Minh không phải người gây sự ban đầu và một phần lỗi đến từ bạn học kia.

Biết được con trai không chủ động gây chuyện, mẹ Tiểu Minh đanh thép nói với phụ huynh em học sinh kia: "Tôi không biết vì sao chị lại cho con mang cây bút quý giá đến lớp vì đó là quyền tự do của chị. Cây bút đã hỏng và chị cũng đã biết lý do vì sao, người bắt đầu xích mích là con trai chị. Tôi nghĩ cả hai đều có lỗi nên tôi sẽ chịu trách nhiệm bồi thường một nửa, chị thông cảm!".

Sau khi mẹ của Tiểu Minh nói ra quyết định, giáo viên và cả vị phụ huynh kia đều thống nhất đó là cách giải quyết hợp lý, thậm chí cô giáo còn thầm nể bà mẹ này. Họ đã thảo luận và đi đến thống nhất để giải quyết vấn đề.

Về phía Tiểu Minh, cậu bé được mẹ dặn không nên giấu giếm mà cần thông báo cho cô giáo, bố mẹ những chuyện xảy ra trên lớp, đặc biệt là việc bị bạn khác bắt nạt.

Cách xử trí của bà mẹ này sau đó nhận được vô số lời khen ngợi của cộng đồng mạng. Thực tế, khi một đứa trẻ mắc lỗi, rất nhiều phụ huynh thường vội vã quát mắng mà không nghe con giải thích. Điều này chẳng những khiến vấn đề không được giải quyết mà còn lạm rạn nứt mối quan hệ cha mẹ - con cái, khiến khoảng cách giữa hai bên ngày một lớn hơn.

Lắng nghe suy nghĩ của con cái sẽ giúp cha mẹ giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất, vừa tránh để con bị oan ức lại giúp con sửa sai khi làm chưa đúng, từ đó giúp con ngày càng hoàn thiện nhân cách.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại