Trẻ con mắc lỗi là chuyện không tránh khỏi nhưng cha mẹ phải phạt con như thế nào để con nhớ không phạm lỗi nữa và dạy con biết chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình mới là điều đáng nói.
Ngày 21/5, tại thành phố Tú Thiên, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc một cư dân mạng đã đăng một video khoảnh khắc toàn bộ quần áo phơi ở sân thượng của mấy căn nhà phía dưới bị "nhuộm" đen bởi một chai mực rơi từ phía trên tòa nhà chung cư.
Chai mực của cậu bé đổ xuống khiến kính tòa nhà chung cư và rất nhiều quần áo của người dân sống phía dưới bị lấm lem.
Sự việc này bắt nguồn từ trò nghịch ngợm của một cậu bé sống ở tòa nhà chung cư và cậu bé này chính là con trai của người đã đăng video lên mạng.
Video anh Võ vô tình quay được đúng lúc cậu con trai 7 tuổi nghịch ngợm và bất ngờ đổ một lọ mực từ trên cao xuống. Hậu quả là rất nhiều quần áo phơi ở sân thượng của nhà dân phía dưới đã bị lấm đen vì mực.
Sau khi dắt con trai xuống xin lỗi mọi người, vợ chồng anh đã mang tất cả quần áo mà con trai vấy mực về để giặt tay.
Ngay lập tức, vợ chồng anh đã đưa con trai xuống dưới, tới từng nhà bị bẩn quần áo để xin lỗi và xin phép họ cho mang quần áo bị bẩn về giặt bằng tay.
Chưa hết, cha cậu bé còn liên hệ tìm người làm vệ sinh toàn bộ phần kính tòa nhà bị con trai đổ mực để khắc phục lỗi mà con gây ra.
Cha cậu bé đã gọi dịch vụ lau kính để lau sạch tất cả những vết mực do con trai đổ ra.
Về phần con trai, vợ chồng anh Võ đã yêu cầu cậu bé đứng ngoài trời, nhìn lên chỗ kính mà cậu vừa làm văng mực để suy ngẫm về hành vi nghịch ngợm gây hậu quả của mình.
Cậu con trai 7 tuổi bị bố mẹ phạt đứng dưới nắng một lúc để suy nghĩ về hậu quả mình vừa gây ra.
Mặc cho con trai mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi đứng ngoài trời nóng, nhưng anh chị Võ vẫn quyết định cho con trai đứng một lúc để con nhìn nhận thấy cái sai của mình.
Khi con nghịch ngợm gây hậu quả nghiêm trọng, cha mẹ nên làm gì?
Đầu tiên, cha mẹ cần bình tĩnh để khắc phục hậu quả do con gây ra, ví dụ như cách mà vợ chồng anh Võ đã làm ở trên.
Đừng đánh, mắng con xối xả khi xảy ra sự việc không mong muốn, mà bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc để đưa ra cách giải quyết tối ưu và phương án giáo dục con phù hợp.
Tiếp theo, hãy yêu cầu con phải chịu trách nhiệm với những việc con đã làm trong phạm vi khả năng của con.
Sau đó, hãy áp dụng thời gian phạt time-out . Với cách phạt này, cha mẹ sẽ cho con có thời gian suy ngẫm về việc làm sai của mình cũng như biết rằng khi làm điều gì sai, con sẽ mất quyền chơi và phải ngồi phạt.
Với thời gian phạt, cha mẹ nên áp dụng quy tắc 1 phút cho mỗi năm tuổi. Ví dụ 3 tuổi thời gian phạt 3 phút là cao nhất.