Con tem hiếm nhất thế giới trở lại Anh trên xe tải bọc thép, bảo vệ nghiêm ngặt

Hoàng Dung |

Được mệnh danh là ''Nàng Mona Lisa trong thế giới tem'', con tem trở lại Anh sau 143 năm trên một chiếc xe tải bọc thép.

Con tem hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là 'Nàng Mona Lisa trong thế giới tem' trở lại Anh sau 143 năm.

Con tem Guiana 1c Magenta của Anh năm 1856 cho là vật nhân tạo có giá trị nhất nếu tính theo trọng lượng, giá trị của nó gấp khoảng 2,5 triệu lần vàng 24 carat.

Tổ chức kinh doanh tem quý hiếm Stanley Gibbons tại Anh đã mua lại với giá 8,3 triệu USD (tương đương khoảng 190 tỉ đồng) trong cuộc đấu giá tại New York, Mỹ.

Con tem hiếm nhất thế giới trở lại Anh trên xe tải bọc thép, bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 1.

Con tem hiếm nhất thế giới

Con tem hình bát giác "có một không hai", được in màu đen trên giấy đỏ tươi với kích thước 29x26 mm, cùng với hình một con tàu buồm ba cột buồm và khẩu hiệu “Damus Petimus Que Vicissim”, có nghĩa là "chúng ta cho đi và mong đợi được đền đáp lại".

Khi hạ cánh xuống sân bay Heathrow, con tem sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, vận chuyển trên xe tải bọc thép để đưa đến hầm chứa cẩn thận trước khi mang tới phòng trưng bày và đặt bên trong một không gian kín không oxy.

Dự kiến, người ta sẽ được trưng bày con tem quý tại cửa hàng Stanley Gibbons ở trung tâm London sau khoảng 143 năm nằm trong các bộ sưu tập ở Mỹ.

Con tem trước đây từng được trưng bày tại Bảo tàng Tem Quốc gia Smithsonian ở Washington DC, Mỹ sau khi chủ cũ của nó, nhà thiết kế giày Stuart Weitzman cho mượn.

Con tem hiếm nhất thế giới trở lại Anh trên xe tải bọc thép, bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh 3.

Con tem đã được giao bán nhiều lần.

Con tem được giao bán qua lại nhiều lần nhưng rồi bị lãng quên. Đến năm 1873, một cậu bé người Scotland tên là Louis Vernon Vaughan sống tại British Guiana đã tìm thấy trong một sấp giấy tờ của người chú. Cậu bé bán con tem lại cho một nhà sưu tập địa phương.

Đây là con tem duy nhất còn sót lại trong một lô nhỏ gồm 5.000 con tem in vào năm 1856, tại British Guiana, thuộc địa cũ của Anh ở Nam Mỹ và ngày nay là Guyana. Giám đốc bưu điện British Guiana E.T.E Dalton đã yêu cầu nhân viên ký tên lên từng con tem để tránh giả mạo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại