Con sắp vào lớp 1, cha mẹ cần lưu ý 4 ĐIỂM MẤU CHỐT này: Càng chuẩn bị kĩ, mọi chuyện sau này càng vô cùng suôn sẻ

HIỂU ĐAN |

Trên thực tế, càng chuẩn bị kỹ càng thì sau khi đến trường, trẻ càng sớm thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học, tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp hơn trong tương lai.

Từ mẫu giáo đến tiểu học là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Ngoài việc lựa chọn trường thì con vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì, làm thế nào để trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, khác hoàn toàn so với mẫu giáo là vấn đề khiến không ít phụ huynh đau đầu. Càng chuẩn bị kỹ càng thì trẻ sau khi đi học sẽ càng có khả năng thích nghi nhanh chóng, thuận lợi về nhiều mặt.

Có hai khía cạnh cần chuẩn bị, một là về vật chất, chẳng hạn như mua sắm cặp sách mới, văn phòng phẩm mới, sách vở mới,...; hai là chuẩn bị cho các yêu cầu thường ngày khác nhau, cả tinh thần lẫn kỹ năng.

Con sắp vào lớp 1, cha mẹ cần lưu ý 4 ĐIỂM MẤU CHỐT này: Càng chuẩn bị kĩ, mọi chuyện sau này càng vô cùng suôn sẻ - Ảnh 1.

Từ mẫu giáo đến tiểu học là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Dưới đây là 4 điều bạn cần làm để chuẩn bị cho con đi học:

01. Cho trẻ biết về trường học

Khuôn viên trường tiểu học như thế nào, nó có khác với trường mẫu giáo? Liệu con có còn gặp lại giáo viên và bạn học không? Những câu hỏi kiểu này tiềm ẩn trong tâm hồn trẻ, chúng háo hức muốn biết câu trả lời. Trẻ tràn đầy kỳ vọng về cuộc sống trong trường tiểu học, nhưng cũng cảm thấy không yên tâm. Lúc này, cách hữu hiệu nhất để giúp trẻ loại bỏ lo lắng là để trẻ hiểu rõ tình hình ở trường.

Đầu tiên, phụ huynh có thể đưa con em mình đi tham quan thực tế tại trường để biết về môi trường và cơ sở vật chất, đồng thời làm quen đường đến trường. Nếu không thể đến thăm trường, phụ huynh cũng có thể thu thập thông tin liên quan về trường từ Internet, hiểu triết lý trường học, phương châm của trường và tình hình hiện tại, đồng thời kiểm tra môi trường học đường và cơ sở vật chất hỗ trợ.

Nếu cha mẹ đưa con đi làm trước những "bài tập về nhà" này, chúng có thể tránh được sự xa lạ và hòa nhập nhanh chóng hơn.

Càng tốt hơn nếu cha mẹ có thể tổ chức cho trẻ cùng độ tuổi mô phỏng khung cảnh lớp học ở trường tiểu học. Cha mẹ đóng vai giáo viên và một số trẻ đóng vai học sinh trong lớp cùng nhau, để trẻ có thể trải nghiệm một mô hình lớp học mới mẻ.

02. Hoạch định chiến lược tương lai

Hầu hết các vấn đề mà trẻ em gặp phải ở trường tiểu học có thể được ngăn ngừa trước. Cách tốt nhất là chuẩn bị chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của con bạn để giữ cho con cái phát triển đúng hướng.

Ví dụ, nhiều trẻ em sợ học lớp 1 vì viết chữ. Tại sao ngay từ đầu, cha mẹ không hướng dẫn để con làm quen với số và chữ theo kiểu vừa chơi vừa học? Ở giai đoạn tiền tiểu học và ngay cả khi con vào lớp 1, cha mẹ nên không ngừng khơi dậy và củng cố sở thích đọc của trẻ, biến niềm yêu thích này thành thói quen. Đây là yếu tố quan trọng quyết định trẻ có xuất sắc trong học tập sau này hay không.

Sau khi tích lũy được nhiều vốn đọc, trẻ sẽ bước sang giai đoạn thứ hai - giai đoạn tự do sáng tạo. Trẻ càng đọc nhiều sách thì càng có khả năng sáng tạo, và điều mà cha mẹ chúng ta phải làm là không ngừng khơi dậy lòng ham muốn sáng tạo của trẻ, không coi sáng tạo là nhiệm vụ phải hoàn thành mà phải phấn đấu để biến thành một trải nghiệm yêu thích của chính trẻ.

Con sắp vào lớp 1, cha mẹ cần lưu ý 4 ĐIỂM MẤU CHỐT này: Càng chuẩn bị kĩ, mọi chuyện sau này càng vô cùng suôn sẻ - Ảnh 2.

Trẻ càng đọc nhiều sách thì càng có khả năng sáng tạo, và điều mà cha mẹ chúng ta phải làm là không ngừng khơi dậy lòng ham muốn sáng tạo của trẻ. Ảnh minh họa

03. Giúp con hình thành các thói quen tốt

Khác với mẫu giáo, một đặc điểm khác biệt của trường tiểu học là giáo viên tiểu học sẽ không chăm sóc trẻ mọi lúc. Vì vậy, việc rèn luyện tính độc lập, tự chủ càng được chú trọng. Giai đoạn tiểu học là giai đoạn quan trọng để hình thành các thói quen tốt ở trẻ. Nhưng nếu không có kế hoạch tổng thể và có hệ thống thì rất khó để trẻ đạt được mục tiêu.

Ví dụ, khi một đứa trẻ viết bài tập về nhà lần đầu tiên, thay vì đợi con gặp vấn đề rồi mắng mỏ, chúng ta nên suy nghĩ trước về những thói quen học tập nào có thể liên quan đến việc viết bài ở nhà của trẻ. Chẳng hạn như xem lại bài cũ, quan niệm về thời gian, nắm vững tư thế cầm bút, tư thế ngồi đúng cách,… Ở giai đoạn sau còn có những thói quen như xem kỹ câu hỏi, sửa sai kịp thời, xem trước tiết học mới.

Vì vậy, khi con làm chưa tốt, cha mẹ chúng ta đừng vội mắng con mà trước hết hãy ngẫm lại xem mình đã bỏ qua một khía cạnh nào đó trong quá trình hình thành thói quen của trẻ hay chưa.

Ngoài ra, ngoài việc giúp các em chuẩn bị về thói quen học tập, chúng ta cũng cần chuẩn bị về thói quen sinh hoạt, thói quen đọc sách, thói quen thể dục. Trong đó, việc chuẩn bị thói quen sinh hoạt chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau: Thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm; thói quen ăn uống không kén chọn, thói quen học tập và nghỉ ngơi đều đặn; thói quen tự làm những việc của mình; thói quen không xả rác,...

Việc chuẩn bị thói quen đọc chủ yếu bao gồm các mặt sau: Chuẩn bị trước tủ sách và danh mục sách cho trẻ ở nhà; tạo không khí đọc sách trong gia đình. Cha mẹ cũng có thể bắt đầu với các hoạt động tương đối đơn giản là chạy, nhảy dây,… để trẻ chuẩn bị cho việc hình thành thói quen lành mạnh cả về tinh thần và thể chất.

04. Chuẩn bị cho con ý thức về an toàn

Có thể nói, giáo dục cho con về sự an toàn là một vấn đề không hề nhỏ, cha mẹ có chuẩn bị đến đâu cũng không thừa.

Con sắp vào lớp 1, cha mẹ cần lưu ý 4 ĐIỂM MẤU CHỐT này: Càng chuẩn bị kĩ, mọi chuyện sau này càng vô cùng suôn sẻ - Ảnh 3.

Các công việc chuẩn bị cho giáo dục an toàn trong trường tiểu học chủ yếu bao gồm các nội dung sau: Giáo dục trẻ hình thành thói quen đi lên xuống cầu thang và đi bên phải; hình thành thói quen không rượt đuổi, tranh giành giữa các lớp; không nghịch các vật sắc nhọn, nguy hiểm như dao; không ném đá; vung vẩy dụng cụ học tập,… nếu bố mẹ đến đón chậm khi tan học thì nên đợi tại chỗ, kiên quyết không chạy lung tung, chạy theo người lạ.

Khi trẻ bước vào lớp 1 của trường tiểu học, trẻ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, đây là thử thách đối với trẻ và cũng là thách thức đối với cha mẹ. Trên thực tế, càng chuẩn bị kỹ càng thì sau khi đến trường, trẻ càng sớm thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học, tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp hơn trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại