Con người cũng có khả năng phát sáng như cá dưới đại dương

Phan Thanh |

Khi bạn nghe về phát quang sinh học, bạn sẽ ngay lập tức nghĩ về những sinh vật tồn tại dưới biển sâu như loài cá bóng đèn. Chúng nuôi hàng triệu vi khuẩn trong một bóng da treo trước đầu để tạo ra ánh sáng nhằm thu hút con mồi. Nhưng liệu phát quang sinh học cũng tồn tại ở người thì sao?

Theo một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản, quá trình phát quang sinh học của con người thật sự có tồn tại. Nhưng ánh sáng này quá yếu để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

"Cơ thể con người thật sự có khả năng tỏa sáng. Cường độ của ánh sáng phát ra từ cơ thể người thấp hơn so với khả năng cảm nhận của mắt chúng ta 1.000 lần", nhóm các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Tohoku đã kết luận trong nghiên cứu của họ đăng trên tạp chí PLoS One.

Phát quang sinh học hay ánh sáng cơ thể sống do cả thực vật lẫn động vật phát ra. Ngược với ánh sáng đốt nóng, nó không cần thiết có nhiệt cao, tuy vậy oxi vẫn không thể thiếu được cho quá trình tạo ra ánh sáng. 

Đôi khi dùng thuật ngữ lân quang cho hiện tượng này, vì lúc đầu người ta cho rằng nó do chất lân trong nước tạo ra. Hiện tượng được thấy nhiều nhất ở lớp nước nóng ấm.

Thường ta thấy ánh sáng đó là những dòng sáng xanh nhạt trong nước bị tàu thuyền hay sóng khuấy động. Đôi khi ta thấy hiện tượng này thể hiện thành các vệt song song hay các tia của các xung ánh sáng tỏa rộng ra tới chân trời.

Phát quang sinh học gặp nhiều ở sinh vật biển, đặc biệt là các sinh vật sống ở biển sâu. Phát quang sinh học cũng là đặc tính của một số côn trùng, vi khuẩn, nấm… đặc biệt là con đom đóm. 

Trong phát quang sinh học, ánh sáng được phát ra là do kết quả của phản ứng oxi hóa hợp chất luciferin do enzyme luciferaza xúc tác và ATP cung cấp năng lượng.

Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra hiện tượng kỳ lạ này bằng cách sử dụng camera siêu nhạy để giám sát 5 tình nguyện viên nam khỏe mạnh khi họ sống trong một căn phòng kín suốt 3 ngày liên tiếp.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tham gia đã tỏa ra ánh sáng rực rỡ trong suốt cả thời gian ban ngày. Những điểm sáng chói tập trung quanh trán, cổ và má. Ánh sáng phát quang sinh học sẽ mờ dần vào đêm khuya.

Và đây không phải là bức xạ hồng ngoại được tạo ra do nhiệt vì camera này được thiết kế để bắt những photon từ dải ánh sáng. 

Nhưng điều gì đã tạo ra những tia sáng này? Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học khám phá ra rằng đây là một tác dụng phụ khá thú vị của quá trình trao đổi chất trong cơ thể người.

Theo nhà khoa học Elliot Bentlet, phát quang sinh học ở con người là "kết quả của các gốc tự do có hoạt tính cao được sản xuất thông qua quá trình hô hấp tế bào kết hợp với các chất béo và protein trôi nổi tự do. Sau khi các phân tử tương tác với fluorophore, chúng sẽ giải phóng ra một photon. Do đó, bạn sẽ thực sự tỏa sáng".

Nhóm nghiên cứu cho rằng phần đầu của con người có ánh sáng rực rỡ nhất vì phần này của cơ thể tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời nhiều hơn hẳn. Từ đó ảnh hưởng đến melanin bên trong da và gây ra các phản ứng tỏa sáng tốt hơn so với các khu vực khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại