Hóa thạch bọ hung 49 triệu năm trông như mới
Các nhà khoa học gần đây đã báo cáo rằng, mức độ tương phản màu sắc và độ rõ nét như thế này của một hóa thạch là rất hiếm.Họ đã viết trong một nghiên cứu mới rằng hoa văn này là "màu sắc dựa trên sắc tố được bảo quản hoàn hảo nhất được biết đến trong các loài bọ hóa thạch."
Hiện, hóa thạch loài bọ hung cổ đại này đang được trưng bày tại Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver (DMNS) ở Colorado, Mỹ, kể từ năm 1995.
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch này ở Hệ tầng sông Green, nơi từng là một nhóm các hồ, địa điểm hóa thạch phong phú này trải dài từ Colorado, Wyoming và Utah, và có niên đại từ kỷ Eocen (cách đây 55,8 triệu đến 33,9 triệu năm).
Ban đầu họ phân loại hóa thạch này là một loài bọ sừng dài thuộc họ Cerambycidae. Nhưng khi nhận thấy hình dạng cơ thể của nó giống bọ sừng dài, các chi sau của nó lại ngắn và lực lưỡng một cách bất thường, người phụ trách côn trùng học cấp cao của bảo tàng - Frank-Thorsten Krell, tác giả chính của nghiên cứu mới - đặt câu hỏi liệu loài bọ này có thể thuộc về một nhóm khác.
Theo nghiên cứu, loài côn trùng hóa thạch, một con cái, chỉ là ví dụ thứ hai về loài bọ lá chân ếch được tìm thấy ở Bắc Mỹ. Trên lưng của con vật, các hoa văn hình tròn đối xứng và sẫm màu nổi bật trong sự tương phản rõ nét so với nền sáng. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này cho thấy rằng các họa tiết đậm đã xuất hiện ở bọ cánh cứng ít nhất 50 triệu năm trước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về việc làm thế nào các lớp trầm tích dưới đáy hồ giữ được màu sắc tương phản cao của bọ cánh cứng đến vậy. Hóa thạch bọ hung này được trưng bày trong cuộc triển lãm "Hành trình tiền sử" của bảo tàng.