Rất nhiều người hiện nay đang có những thành kiến xấu đối với việc chơi game của giới trẻ, nhất là phụ huynh, thầy cô giáo,v.v...Họ thường cho rằng chơi game chỉ toàn tác hại, không tốt cho não bộ của người chơi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy việc chơi game hoàn toàn không làm suy giảm não bộ mà lại còn thực sự có thể cải thiện cách thức hoạt động tốt cho não bộ con người.
Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, phối hợp với Đại học Macquarie của Úc ở Sydney. Các nhà khoa học đã phát hiện ra có một mối tương quan giữa việc chơi game hành động và sự tăng khối lượng chất xám (GMV) được tìm thấy trong não bộ của con người.
Các nhà khoa học đã kiểm tra vỏ não - một bộ phận rất quan trọng được gọi là ngôn ngữ học trung tâm của não.
Các nhà khoa học đã so sánh vỏ não của một nhóm game thủ được mệnh danh là "chuyên gia chơi game hành động" cùng với những game thủ chỉ chơi game giải trí thông thường, ít kỹ năng chơi game hơn, để xem liệu có sự khác biệt nào trong cách mà chất xám đang phát triển và hoạt động trong não bộ hay không.
Được biết, nhóm game thủ được mệnh danh là "chuyên gia chơi game hành động" chính là những game thủ đã và đang tham gia các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2 ở cấp quốc gia hoặc khu vực.
Sau khi đã hoàn thành xong nghiên cứu, các nhà khoa học đã rất bất ngờ với kết quả vô cùng thú vị. Theo đó, những thủ nghiệp dư chỉ chơi game giải trí thông thường không hề tăng đáng kể về khối lượng chất xám (GMV) trong não bộ.
Trong khi đó, kết quả của nhóm game thủ chuyên nghiệp thì lại hoàn toàn khác. Khi chỉ số khối lượng chất xám (GMV) của nhóm game thủ chuyên nghiệp tăng một cách rõ rệt và cho thấy rất nhiều cải thiện trong sự phối hợp giữa các chức năng tập chung và cảm biến nhạy cảm trong vỏ não.
Một trong những sự thật nổi bật được liệt kê trong báo cáo kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một tựa game thông thường, nhóm game thủ chuyên nghiệp có thể hoàn thành khoảng 150 phản ứng mỗi phút bằng bàn phím và chuột, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các chức năng khác nhau trong não bộ.
Đối với những game thủ nào từng chơi các tựa game yêu cầu tính chiến thuật cao như Liên Minh Huyền Thoại hay Dota 2 thì kết quả của nghiên cứu này có vẻ đúng. Khi trong mỗi trận đấu của hai tựa game này, để hiểu hết các thông tin trận đấu thì các game thủ phải vận dụng hết mọi tư duy của não bộ để xử lý.
Việc nhồi nhét tất cả thông tin vào não bộ để xử lý cùng một lúc là một công việc không hề đơn giản, tuy nhiên sau nhiều trận đấu khác nhau sẽ giúp não bộ xử lý tốt hơn và thông minh hơn.
Rất nhiều người nói rằng chơi game là vô ích, thì bây giờ sau khi xem kết quả của nghiên cứu này, chúng ta có thể biết rằng, chơi game thực sự có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta biết.