Parween Mander lớn lên trong một gia đình nhập cư, tiền được coi như một công cụ để tồn tại. Cha mẹ đã phải làm việc nhiều giờ để có thể chu cấp đầy đủ cho cô nàng và các anh chị em, mỗi đồng đều được sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu như trả hóa đơn và thực phẩm. Không có chỗ cho những mong muốn hay các kỳ nghỉ.
Trong khi lớn lên, Parween tự hứa với bản thân rằng sẽ không bao giờ được lâm vào cảnh thiếu tiền bởi vì nó sẽ khiến cô mất đi các cơ hội để phát triển trong cuộc sống. Cô nàng đặt mục tiêu trở nên độc lập tài chính và sẽ làm mọi thứ có thể để không cho phép hoàn cảnh tài chính ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Sau khi tốt nghiệp đại học và có công việc đầu tiên, trong 4 năm cô đã tiết kiệm được 100.000 đô la (2.3 tỷ đồng) đầu tiên ở tuổi 26. Chỉ mất thêm 1 năm nữa để tiết kiệm được 50.000 đô la (1.2 tỷ) tiếp theo. Dưới đây là cách Parween đã làm để đạt được điều đó.
Ảnh minh hoạ
1. Cải thiện chuyên môn để làm được tăng lương
Tốt nghiệp đại học, Parween xin được việc làm trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Cô nàng đã làm việc ở công ty của mình hơn 4,5 năm. Trong thời gian ở đó, lương của cô đã tăng 50%.
Parween luôn đảm bảo tính hiệu quả và theo sát bất kỳ nhiệm vụ công việc nào kể cả khi nó nằm ngoài vai trò của bản thân. Bằng cách đó, cô đã nâng cao chuyên môn và tầm quan trọng của mình trong công ty. Đây cũng là cách cô luôn dành phần "thắng" trong mỗi kỳ thương lượng lương.
Bên cạnh đó, Parween luôn báo cho người quản lý của mình về bất kỳ kỹ năng hoặc chứng chỉ mới nào. Ví dụ, khi có chứng chỉ Cố vấn tài chính, cô nàng đã được bổ nhiệm kiêm thêm vai trò huấn luyện tài chính tại công ty ngoài các nhiệm vụ thường xuyên của mình. Đó cũng là thời điểm cô yêu cầu được tăng lương.
2. Thiết lập các mục tiêu tiết kiệm hữu hình
Cách đây 3 năm rưỡi, Parween bắt đầu hướng tới mục tiêu tiết kiệm chính đầu tiên của mình: quỹ khẩn cấp . Cô nàng đã mất 4 tháng để dành dụm đủ chi phí để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu trong 3 tháng.
Cô nàng đã lmf được điều này bằng cách kiểm tra lại thu nhập hàng tháng, các khoản chi tiêu cố định và tìm ra mức trung bình mà bản thân có thể tiêu cho các khoản mục tuỳ ý mỗi tháng.
Thông qua quá trình này, Parween đã tìm ra một số tiền thực tế để dành ra mỗi tháng cho khoản tiết kiệm của mình. Nếu chi tiêu vượt mức trong tháng đó, cô sẽ điều chỉnh ngân sách của tháng tiếp theo để bù đắp cho khoản thiếu hụt.
Ảnh minh hoạ
3. Thay đổi suy nghĩ về tiền bạc của mình
Lớn lên trong gia đình tiền bạc không vững mạnh, Parween nghĩ rằng càng nhiều tiền thì càng an toàn và chắc chắn. Vì vậy, ngay cả khi đã có thu nhập ổn định và tiết kiệm nhiều hơn, cô nàng luôn cảm thấy như mình có thể gặp rủi ro trong tiền bạc bất kỳ lúc nào.
Trong một thời gian dài, Parween cảm thấy lo lắng về chuyện tiền bạc, đặc biệt là chi tiêu cho bản thân, thậm chí cả những cuộc vui mua sắm như đi ăn tối với bạn bè, hay đồ trang điểm chất lượng hơn. Mỗi lần chi tiêu ngay lập tức sau đó cô sẽ cảm thấy rất tội lỗi dù nó là những khoản hợp lý.
Tuy nhiên, Parween nhận ra điều quan trọng nhất trong câu chuyện tài chính là sự cân bằng. Đôi khi tiết kiệm quá sẽ chỉ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi.
Với mỗi lần nhận lương, sau khi trả các chi phí cố định, tích luỹ tiền trong tài khoản tiết kiệm và đầu tư, cô nàng cho phép bản thân có một khoản tiền cố định để chi tiêu tuỳ ý vào những việc mang lại niềm vui cho bản thân.
4. Phát triển danh mục đầu tư đa dạng
Là một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nhập cư, quan điểm đánh đổi thời gian để kiếm tiền là cách duy nhất Parween biết để kiếm thêm thu nhập. Đầu tư là một khái niệm xa lạ cũng như đáng sợ đối với cô nàng. Parween luôn nghĩ rằng đầu tư có nghĩa là có thể mất tất cả tiền bạc, do vậy lúc trước cô đã né xa.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, do ngành học của mình, cô nàng đã học thêm về thị trường chứng khoán ở tuổi 21. Đó là lúc cô nàng biết đầu tư là điều nên làm, vì vậy Parween đã tự học rất nhiều thông qua sách và kênh YouTube.
Cô nàng đã học được tầm quan trọng của việc không bán tháo, điều hướng thị trường giảm giá và đầu tư vào một danh mục đầu tư đa dạng theo thời gian.
Cho đến nay, trong khi thị trường biến động, kiến thức và kinh nghiệm đã giúp danh mục của cô nàng trụ vững và tự tin hơn về tiền của mình. Đây cũng là nguồn thu nhập giúp cô nhanh chóng tích luỹ được 3,5 tỷ đồng chỉ trong 5 năm.