Các rào cản chính trị đã được loại bỏ
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran - Đô đốc Ali Shamkhani mới đây, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đã thảo luận về sự hợp tác giữa Nga-Iran trong lĩnh vực an ninh, trao đổi về tình hình Afghanistan, Syria và Vịnh Ba Tư, cũng như việc Iran sẽ sớm gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran cho biết: “Những trở ngại chính trị đối với tư cách thành viên của Iran trong SCO đã được loại bỏ và các thủ tục kỹ thuật về tư cách thành viên của Iran sẽ sớm được hoàn tất và thông qua”.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là sự tiếp nối của Tổ chức Thượng Hải 5 (Shanghai 5), gồm 5 thành viên được thành lập vào năm 1996 với mục tiêu chủ yếu là quân sự và an ninh. Năm 2005, Iran, Ấn Độ và Pakistan đã gia nhập Tổ chức với tư cách quan sát viên; sau đó, vào năm 2017, Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên đầy đủ. Iran đã nộp đơn xin làm thành viên đầy đủ vào năm 2006 và 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thể tham gia do bị Tajikistan và Uzbekistan phản đối.
Nếu không có sự hiện diện tích cực của Iran và vai trò là cầu nối giữa Đông và Tây trong kế hoạch của Trung Quốc, sẽ khó đạt được mục tiêu hồi sinh Con đường Tơ lụa, và Trung Quốc nhận thức rõ điều này. Bởi trong cả các tuyến đường bộ và đường biển, vị trí địa chính trị của Iran trên Con đường Tơ lụa rất quan trọng. Kế hoạch, bao gồm hai tuyến đường thương mại, Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, liên quan đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế của hơn 65 quốc gia.
Nhiều quốc gia nằm trên con đường vành đai kinh tế của Trung Quốc và cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đều là đói tác triển vọng trong mối quan hệ thương mại của Iran. Các chuyên gia cho rằng Trung Á là một trong những khu vực tiềm năng để phát triển xuất khẩu. Ngoài ra, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã đặt quan điểm về vị trí kinh tế của đất nước ở vị trí hàng đầu của các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và đã chia khu vực này thành bốn phân khu “Trung Á”, “Caucasus”, “Trung Đông” và các nước lân cận.
Cơ hội phát triển cho Iran và sự thay đổi bàn cờ địa chính trị thế giới
Khu vực Trung Á bao gồm 5 quốc gia là Tajikistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan và Uzbekistan chiếm khoảng 34% tổng diện tích và khoảng 13% tổng dân số của khu vực nói trên. Một nghiên cứu về mức độ phát triển của các quốc gia trong khu vực này cho thấy rằng họ cung cấp những cơ hội tốt để thúc đẩy các mục tiêu xuất khẩu của Iran. Mặc dù sau khi Liên Xô sụp đổ và sự xuất hiện của các nước mới, Iran đã có rất nhiều nỗ lực để thâm nhập thị trường các nước này nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Phát triển Thương mại, ngoại trừ Turkmenistan, không quốc gia nào trong số này nằm trong số các thị trường mục tiêu quan trọng nhất của hàng hóa vào năm 2017 và năm 2018. Năm 2017, xuất khẩu của Iran sang Turkmenistan đạt 418 triệu USD và năm 2018, giảm khoảng 4% xuống còn 400 triệu USD.
Trong khi đó, Iran có thể mở rộng xuất khẩu sang các nước này trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng (dầu, khí đốt và điện). Vai trò của Iran trong các mối quan hệ kinh tế, tình hình địa chính trị của khu vực, tuyến đường vận chuyển của Trung Á thoát khỏi bế tắc, các cơ sở và cơ sở hạ tầng như Sarakhs-Tajan-Mashhad-Bandar Abbas và các cảng Chabahar và Bandar Abbas, có thể rất hiệu quả. Các nước Trung Á không được tiếp cận với các vùng nước mở.
Trong kế hoạch kinh tế Vành đai và Con đường, Trung Quốc chắc chắn sẽ là một trong những con đường tiếp cận của các nước này tới vùng biển rộng mở của Iran. Do đó, Iran có thể cung cấp phương tiện giao thông tốt hơn, tiếp cận tốt hơn và nhiều hơn đến Vịnh Ba Tư bằng cách củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Nói cách khác, Iran là điểm kết nối của họ với các vùng biển mở. Sự tham gia của Iran vào SCO sẽ là một cột mốc lớn trong sự thay đổi bàn cờ địa-chính trị thế giới./.
Tổ chức SCO hay Hiệp ước Thượng Hải, là một liên minh chính trị, kinh tế và an ninh Á-Âu, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan công bố thành lập ngày 15/6/2001 tại Thượng Hải (Trung Quốc). 5 thành viên ban đầu (trừ Uzbekistan), trước đây là các thành viên của Nhóm tiền thân Thượng Hải 5, được thành lập ngày 26/4/1996. Điều lệ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chính thức được ký vào tháng 6/2002 và có hiệu lực vào ngày 19/9/2003.
Kể từ đó, tổ chức đã mở rộng thành viên của mình lên 8 quốc gia khi Ấn Độ và Pakistan gia nhập SCO với tư cách thành viên đầy đủ vào ngày 9/6/2017, tại hội nghị thượng đỉnh ở Astana, Kazakhstan. Ngoài ra, SCO có 4 nước quan sát viên là Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ; 6 đối tác đối thoại là Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ; cùng 4 khách tham dự là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), Turkmenistan và Liên Hợp Quốc.