Cập nhật lúc

New Zealand phong tỏa toàn quốc vì 1 ca nhiễm Covid mới; Quốc gia châu Âu đầu tiên nhượng 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam

Tính đến sáng ngày 17/8, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 471.930 trường hợp mắc COVID-19 và 7.325 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 208,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,38 triệu người không qua khỏi.

New Zealand phong tỏa toàn quốc vì 1 ca nhiễm Covid mới; Quốc gia châu Âu đầu tiên nhượng 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ấn Độ ghi nhận thay đổi lớn khi tiêm vaccine COVID-19 đạt kỷ lục

    Khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng mạnh thì số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ cũng giảm sâu xuống chỉ còn 25.166 trường hợp, mức thấp nhất kể từ ngày 16/3. Bộ Y tế Ấn Độ đã xác nhận thông tin ngày ngày 17/8.

    Dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy nước này đã tiêm 8,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong 24 giờ qua, đạt mức kỷ lục và đang tăng tốc tới mục tiêu đến tháng 12 tiêm cho mọi công dân trưởng thành tại nước này.

    Kênh Al Jazeera cho biết Ấn Độ hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất thế giới với 554 triệu liều đã được phân phối. Như vậy khoảng 46% trong tổng số 944 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ đã được tiêm tối thiểu một liều vaccine. Nhưng chỉ có khoảng 13% dân số nước này đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

    Theo dữ liệu từ trang CoWIN của chính phủ Ấn Độ, sau khi đạt mức kỷ lục tiêm 9,2 triệu liều trong ngày 21/6, tỷ lệ tiêm chủng theo ngày tại Ấn Độ đã giảm trung bình còn 4,2 triệu liều/ngày trong tháng 7.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn 

    Ấn Độ ghi nhận thay đổi lớn khi tiêm vaccine COVID-19 đạt kỷ lụcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Viện nghiên cứu của Trung Quốc tăng tốc phát triển vaccine trị biến thể Delta

    Ngày 17/8, tờ Global Times của Trung Quốc cho biết một viện nghiên cứu ở thành phố Vũ Hán thuộc Tập đoàn công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - chi nhánh của hãng dược Sinopharm, đã cô lập thành công biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 và đang đẩy nhanh quá trình phát triển liều vaccine đặc biệt để chống lại biến thể đang lây lan mạnh trên toàn cầu này.

    Quốc gia châu Âu đầu tiên nhượng lại 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam; Viện nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố cô lập thành công biến thể Delta - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN.

    Thông tin mới được giám đốc viện trên, chuyên gia Duan Kai, xác nhận với truyền thông.

    Đầu tháng này, thành phố Vũ Hán, nơi đầu tiên xuất hiện dịch COVID-19 vào cuối năm 2019, cũng đã phát hiện ca bệnh nhiễm biến thể Delta đầu tiên sau khoảng 1 năm không ghi nhận ca mắc mới nào.

    Trao đổi với thepaoer.cn, chuyên gia Duan Kai cho biết với sự hỗ trợ của giới chức sở tại, viện đã nhanh chóng cô lập được biến thể Delta sau khi thành phố ghi nhận ca mắc vào ngày 2/8 vừa qua.

    Hiện các chuyên gia của viện đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về biến thể này và nỗ lực sớm hoàn tất các nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng và xin cấp phép sử dụng khẩn cấp sớm nhất có thể.

    Theo chuyên gia này, các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III với loại vaccine COVID-19 do viện phát triển cho thấy vaccine có hiệu quả bảo vệ toàn diện là 72,51% với tất cả các đối tượng tiếp nhận và có hiệu quả bảo vệ 100% trước nguy cơ bệnh tiến triển nặng và vừa với mọi bệnh nhân được xác nhận mắc COVID-19 sau khi tiêm. Tất cả các tình nguyện viên sau khi được sử dụng vaccine đều sản sinh ra lượng kháng thể ở mức cao.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Viện nghiên cứu của Trung Quốc tăng tốc phát triển vaccine trị biến thể Deltabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand phong tỏa toàn quốc vì một ca COVID-19 trong cộng đồng

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 17/8 tuyên bố phong tỏa toàn quốc sau khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng tại nước này sau hơn nửa năm.

    Theo Reuters, việc phong tỏa sẽ kéo dài bảy ngày ở Auckland, trong khi các nơi khác trên cả nước sẽ duy trì tình trạng phong tỏa trong ba ngày. Bà Ardern cho biết, các nhà chức trách nghi ngờ ca bệnh mới đã mắc biến thể Delta, biến thể nguy hiểm có nguy cơ lây lan cao.

    Việc áp lệnh phong tỏa toàn quốc nằm trong mức cảnh báo cao nhất - cảnh báo cấp 4 của New Zealand và được áp dụng ngay trong đêm nay 17/8.

    Ca COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên của New Zealand sau nửa năm là một bệnh nhân nam 58 tuổi đến từ Devonport, Auckland. Bệnh nhân được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 hôm 14/8, với phán đoán giai đoạn ủ bệnh và bùng phát triệu chứng có thể bắt đầu từ 12/8.

    Được biết, bệnh nhân cùng vợ đã đi du lịch đến vùng Coromandel hồi cuối tuần trước và có đến một quán bar đông đúc. Người đàn ông được cho là chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo NZ Herald. New Zealand hiện đang tiến hành truy vết ráo riết các F1 có liên quan đến ca bệnh này.

    Bài viết được tham khảo từ 

    New Zealand phong tỏa toàn quốc vì một ca COVID-19 trong cộng đồngcand.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore chuẩn bị cho sống chung lâu dài với COVID-19

    Đang giữ vị trí là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới, Singapore muốn mở cửa cho kinh doanh và chuẩn bị một cuộc sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2 tương tự căn bệnh phổ biến khác, ví dụ như cúm.

    Quốc gia châu Âu đầu tiên nhượng lại 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam; Singapore chuẩn bị kế hoạch sống chung, coi Covid-19 như bệnh cúm - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang tại Singapore ngày 10/8. Ảnh: Getty Images.

    Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung trong tháng này nhấn mạnh rằng khi mở cửa kinh tế, người dân quốc đảo cần phải chuẩn bị về tâm lý rằng số trường hợp tử vong vì COVID-19 có thể tăng.

    Đến nay, 3/4 dân số Singapore đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 và nước này chuẩn bị nới lỏng các hạn chế từ tháng 9 tới khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt mức 80%.

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời các chuyên gia y tế đánh giá với lộ trình này, Singapore có thể ghi nhận hàng trăm trường hợp tử vong vì COVID-19 mỗi năm, cũng giống như cúm. Ngoài ra, Singapore có thể trở thành một ví dụ để các quốc gia khác theo dõi ở thời điểm chính những nước này đang tăng cường chiến dịch tiêm vaccine.

    Ông Paul Tambyah, chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á Thái Bình Dương nhận định: "Cách duy nhất để không có trường hợp tử vong vì một căn bệnh nào đó trên thế giới là cùng loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này và điều đó mới chỉ được thực hiện đối với đậu mùa".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Singapore chuẩn bị cho sống chung lâu dài với COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ba Lan nhượng lại cho Việt Nam 3 triệu liều vaccine ngừa Covid-19

    Chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel đến chào xã giao.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Chính phủ Ba Lan đã quyết định tặng cho Việt Nam hơn 501 nghìn liều vaccine Astra Zeneca và sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vaccine ngừa Covid-19; đồng thời viện trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 4 triệu USD. Số trang thiết bị này sẽ chuyển về TP Hồ Chí Minh dự kiến vào ngày 25/8/2021. 

    New Zealand phong tỏa toàn quốc vì 1 ca nhiễm Covid mới; Quốc gia châu Âu đầu tiên nhượng 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel.

    Thủ tướng cho biết, Ba Lan là nước đầu tiên nhượng lại cho Việt Nam số lượng vaccine lớn như vậy, thể hiện tình cảm cao đẹp, nghĩa tình, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và tình cảm chân thành, gắn bó sâu sắc giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng bày tỏ chia sẻ những khó khăn, mất mát của Ba Lan trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, khi với dân số gần 40 triệu người nhưng Ba Lan đã có hơn 3 triệu ca mắc và 75 nghìn ca tử vong.

    Đại sứ Wojciech Gerwel cho biết, ngay sau khi nhận được thư của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đề nghị giúp đỡ, Chính phủ Ba Lan đã quyết định hỗ trợ và nhượng lại vaccine ngay cho Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác ưu tiên của Ba Lan tại khu vực, là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên mà Ba Lan viện trợ vắc-xin và trang thiết bị y tế. Đại sứ đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua, tin tưởng chắc chắn Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hong Kong (Trung Quốc) nâng mức nguy cơ cao do dịch Covid-19 với 15 khu vực

    Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc hôm qua (16/8) thông báo quyết định thắt chặt các biện pháp nhập cảnh và có hiệu lực từ ngày 20/8..

    Theo đó, chính quyền Đặc khu Hong Kong sẽ thắt chặt các yêu cầu lên máy bay, kiểm dịch và xét nghiệm đối với những người đến Hong Kong từ 15 nước tại các khu vực gồm: châu Á (5 nước), châu Âu (6 nước), châu Mỹ (1 nước), Trung Đông - châu Phi (3 nước). Những nước trên được nâng cấp từ khu vực có nguy cơ trung bình nhóm B lên nguy cơ cao nhóm A.

    Chỉ những người Hong Kong ở các khu vực này hoàn thành việc tiêm chủng mới được phép nhập cảnh Hong Kong và phải thực hiện kiểm dịch bắt buộc, cách ly trong 21 ngày và trải qua nhiều cuộc xét nghiệm Covid-19. Riêng đối với Australia, khu vực có nguy cơ thấp nhóm C nâng cấp lên nguy cơ trung bình nhóm B và người dân Hong Kong ở đây chưa hoàn thành việc tiêm chủng có thể nhập cảnh và phải cách ly bắt buộc trong 21 ngày, nếu đã hoàn thành tiêm chủng và có xét nghiệm âm tính thì có thể giảm thời gian cách ly.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan công bố kết quả thử nghiệm vaccine Covid-19 nội địa với hiệu quả 94%

    Nhóm nghiên cứu của đại học Chulalongkorn tại Thái Lan vừa công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu tiên trên người của vaccine Chuala VAC 001 được phát triển theo công nghệ mRNA đạt hiệu quả lên tới 94%.

    Tiến sỹ Kiat Ruxrungtham, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc khoa Y đại học Chulalongkorn cho biết, giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên của vaccine đã thành công. 36 trong số 72 tình nguyện viên có độ tuổi từ 18 đến 75 đã được tiêm vaccine ChulaCov-19 và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

    Kết quả của giai đoạn 1 cho thấy, vaccine ChulaCov-19 có tỷ lệ hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa Coivid-19 ở mức 94%, tương đương với mức của vaccine Pfizer. Kết quả sau một tuần tiêm liều thứ hai có tỷ lệ 80% ngăn chặn cắc biến thể của virus như Delta.

    Với việc thành công của giai đoạn 1 trên người, nhóm nghiên cứu của đại học Chulalongkorn dự kiến sẽ sớm bắt đầu giai đoạn thứ hai với 150 tình nguyện viên. Trong giai đoạn này, 50% số tình nguyện viên sẽ được tiêm vaccine Pfizer để so sánh hai loại vaccine có cùng công nghệ mRNA. Tiếp đó, ở giai đoạn 2b vào tháng 10/2021, 5.000 tình nguyện viên sẽ sử dụng kết hợp hai loại vaccine. Theo nhóm nghiên cứu, đây là cơ hội tốt để kiểm tra tính hiệu quả của vaccine do Thái Lan phát triển và sản xuất.

    Tuy nhiên, cũng theo tiến sỹ Kiat, nhóm nghiên cứu đang cần sự hỗ trợ đặc biệt là về tài chính để dự án được vận hành hiệu quả. Đồng thời cũng kêu gọi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm nên nới lỏng quy định về việc sử dụng vaccine do Thái Lan sản xuất để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, loại vaccine do Thái Lan sản xuất có thể được sử dụng như một mũi tiêm nhắc lại. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm trên người để có thể đi vào sản xuất đại trà vào giữa năm 2022./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ nằm trong nhóm nước có tỷ lệ mắc mới COVID-19 cao nhất thế giới

    Kênh truyền hình CNN đưa tin Mỹ vẫn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ ca mắc COVID-19 mới cao nhất thế giới, phần lớn là do gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở miền Nam nước này khi nhiều bang chậm trễ trong việc tiêm chủng.

    COVID-19: Mỹ trở lại nhóm quốc gia đáng báo động - 1 con số ở Campuchia làm thế giới ngả mũ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho giáo viên tại một trường học ở Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo Đại học Johns Hopkins, trong hơn 2 tuần đầu tiên của tháng 8, Mỹ đã ghi nhận trên 1,5 triệu ca mới, gấp hơn 3 lần so với số ca mới của 2 quốc gia đứng thứ hai và thứ ba trong danh sách này là Iran và Ấn Độ. Số ca mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ lên đến 135.000 ca, vượt xa các quốc gia khác.

    Khi so sánh giữa các tiểu bang, Louisiana có tỷ lệ ca mới trên đầu người cao nhất, tiếp đến là Florida. Trung bình hàng ngày có tới 5.800 ca mới tại Louisiana, tăng 50% so với mức cao nhất ghi nhận giữa tháng 1 năm nay. Dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến thể Delta có tốc độ lây lan cao khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Riêng tại bệnh viện North Oaks, một nửa số bệnh nhân ở trong tình trạng nguy kịch. Nhà nghiên cứu Justin Fowlkes tại bệnh viện North Oaks cho biết không chỉ số ca mới tăng mà cả bệnh nhân nặng và số ca tử vong cũng đang gia tăng.

    Các nhà phân tích cho biết Louisana trở thành "điểm nóng" dịch bệnh tại Mỹ do tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, chỉ có 38% người dân đã tiêm đủ liều vaccine so với tỷ lệ trung bình 51% trên cả nước. Tại thành phố Hammond với khoảng 20.000 dân, 72 trong số 81 bệnh nhân COVID-19 chưa được chủng ngừa.

    Tại bang có tỷ lệ số ca mới trên đầu người cao thứ hai ở Mỹ là Florida, ngày 13/8 thậm chí ghi nhận số ca mới trung bình theo tuần cao chưa từng có với 151.415 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ lên kế hoạch yêu cầu toàn dân tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa Covid-19

    Tờ thời báo New York dẫn nguồn tin thân cận chính phủ Mỹ cho biết, quyết định sẽ được công bố ngay trong tuần này và có thể triển khai ngay trung tuần hoặc cuối tháng 9/2021. Quyết định mới này cho thấy, người dân Mỹ - những người đã nhận được các mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer-BioNTech và Moderna vẫn sẽ cần thêm mũi tiêm bổ sung để chống lại biến thể Delta hiện đang khiến các ca lây nhiễm tăng trở lại Mỹ trong thời gian gần đây.

    Đối với những người đã nhận được vaccine một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson, những người này cũng sẽ cần thêm một mũi tăng cường thứ 2. Tuy nhiên, người sử dụng vaccine của Johnson & Johnson sẽ phải đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng mũi thứ 2 của Johnson & Johnson, dự kiến sẽ được công bố cuối tháng 8 này.

    Tuần trước, giới chức Mỹ mới chỉ cấp phép tiêm chủng liều vaccine thứ 3 của Pfizer và BioNTech và Moderna cho những người suy giảm hệ miễn dịch. Theo đánh giá của giới phân tích, quyết định trên được công bố dựa trên một nghiên cứu gần đây của Issrael cho thấy, khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer-BioNTech đã giảm đáng kể đối với những người già đã được tiêm vaccine vào tháng 1 và 2 vừa qua.

    Hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech hôm qua (16/8) đã đệ trình giới chức y tế Mỹ dữ liệu kết quả thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba của hãng này. Kết quả cho thấy, mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba giúp tăng đáng kể lượng kháng thể ở người sử dụng.

    Đây là một phần trong nỗ lực của Pfizer và BioNTech nhằm đề nghị cơ quan chức năng Mỹ cấp phép việc tiêm bổ sung liều vaccine thứ 3 cho toàn bộ người dân Mỹ để tăng mức độ bảo vệ trước các biến chủng của virus SARS-CoV-2.

    Dự kiến, trong những tuần tới, Pfizer và BioNTech cũng sẽ đệ trình giới chức y tế châu Âu hiệu quả của mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 3 của hãng này./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer công bố hiệu quả của mũi vắc xin thứ 3 phòng Covid-19

    Kết quả thử nghiệm lâm sàng của hãng dược Pfizer và BioNTech cho thấy, mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ ba của hãng này giúp tăng đáng kể lượng kháng thể ở người tiêm.

    1 con số ở Campuchia làm thế giới ngả mũ; Quốc gia hình mẫu về chống COVID lao đao: Dự báo vượt 10.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Vắc xin được coi là công cụ hiệu quả nhất chống lại Covid-19 (Ảnh: AFP).

    Hãng tin AFP cho biết, hãng dược Pfizer và công ty liên kết BioNTech hôm 16/8 đã đệ trình giới chức y tế Mỹ dữ liệu kết quả thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ ba của họ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mức độ nguy hiểm của biến thể Delta

    Biến thể Delta đang đẩy số ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt ở nhiều nước và gây khó khăn cho kế hoạch miễn dịch cộng đồng bằng vắc xin.

    1 con số ở Campuchia làm thế giới ngả mũ; Quốc gia hình mẫu về chống COVID lao đao: Dự báo vượt 10.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Indonesia REUTERS

    Kể từ khi lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ hồi tháng 10.2020 đến nay, biến thể Delta đã lây lan tới ít nhất 135 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây hiện là biến thể chiếm ưu thế trên toàn cầu với khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia đã tiêm vaccine cho hơn 90% nhóm đối tượng tiêm chủng ban đầu

    1 con số ở Campuchia làm thế giới ngả mũ; Quốc gia hình mẫu về chống COVID lao đao: Dự báo vượt 10.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng trước bệnh viện Preah Ket Mealea, Campuchia, để chờ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 (Ảnh: KT/Siv Channa)

    Khmer Times đưa tin, từ ngày 10/2 đến ngày 16/8/2021, Campuchia đã tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho khoảng 9.044.549 người trên cả nước - tương đương hơn 90% nhóm đối tượng tiêm chủng đặt ra ban đầu là 10 triệu người, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng.

    Dù vậy, Campuchia sau đó đã điều chỉnh nhóm đối tượng mục tiêu tiêm chủng lên thành 80% so với dân số cả nước (16 triệu người), giữa bối cảnh biến thể Delta xâm nhập và ảnh hưởng tại nước này.

    Trong hơn 9 triệu người kể trên, số người được tiêm chủng đầy đủ là 7,250,849 - trong đó hơn 3,6 triệu người là nữ giới, bao gồm thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-17.

    Campuchia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng mũi thứ ba bằng vaccine AstraZeneca để ngăn biến thể Delta. Hơn 240.000 đã được tiêm mũi tăng cường này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lambda - biến thể còn nhiều ẩn số

    Có không ít đánh giá về mức độ nguy hiểm của Lambda, như khả năng lây nhiễm mạnh hơn hay khả năng kháng vaccine cao hơn, hay thậm chí có ý kiến nói rằng có thể kháng được các loại vaccine hiện sử dụng.

    Giới khoa học nhiều nước tỏ ra lo ngại về sự xuất hiện của biến thể này và khả năng tác động tới nỗ lực chống dịch nói chung. Nhưng đến nay, thực tế mới chỉ có số ít nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về biến thể Lambda.

    Trong một thời gian ngắn, Lambda trở thành biến thể chủ đạo và chiếm tỷ lệ lớn ca bệnh tại Mỹ Latin. Biến thể này chiếm 81% trong tổng số ca nhiễm được phân tích trình tự gene ở Peru từ tháng 4 đến nay.

    Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy biến thể Lambda có chứa những đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm, nhưng giả thiết này đang còn tồn tại tranh cãi.

    Tiến sĩ Ricardo Soto-rifo - Viện nghiên cứu Y sinh, Đại học Chile nói: "Đột biến L452Q có trong biến thể Lambda giống như một đột biến có trong biến thể Delta, vốn được cho là "chất xúc tác" khiến biến thể Delta lây mạnh hơn. Nhưng vẫn còn sớm để kết luận tác động thực sự của đột biến này".

    Về câu hỏi Lambda liệu có thể kháng vaccine như nhiều lo ngại. Theo các nhà khoa học, biến thể này mang 3 đột biến có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm COVID-19 và sau khi tiêm các loại vaccine của Pfizer, Moderna và Sinovac. Nhưng vẫn còn sớm để cho rằng Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vaccine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế Sri Lanka mất chức vì dùng tà thuật và độc dược trị Covid-19

    Ca mắc cao kỷ lục, Bộ trưởng Y tế 1 nước chống dịch bằng tà thuật; Kịch bản buồn ở quốc gia hình mẫu chống COVID - Ảnh 1.

    Bà Pavithra Wanniarachchi - người vừa bị cách chức Bộ trưởng Y tế Sri Lanka (Ảnh: Twitter)

    Tổng thống Sri Lanka ngày 16/8 đã giáng chức Bộ trưởng Y tế nước này sau khi công khai dùng tà thuật và độc dược để trị COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc tăng cao kỷ lục.

    Chức Bộ trưởng Y tế do bà Pavithra Wanniarachchi nắm giữ đã được chuyển giao cho Bộ trưởng Truyền thông Keheliya Rambukwella, người cũng là phát ngôn của chính phủ.

    Bà Wanniarachchi từng phải nhập viện điều trị hồi tháng 1 sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, mặc dù đã công khai khen ngợi và uống "thuốc thần" của một thầy phù thủy.

    Nghe lời thầy phù thủy, bà cũng từng đổ một bình "nước thánh" xuống sông hồi tháng 11 năm ngoái vì cho rằng việc này có thể kết thúc đại dịch tại đảo quốc 21 triệu dân này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Số ca tử vong và mắc mới cao nhất ĐNÁ, dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng

    Quốc gia hình mẫu thế giới về chống Covid-19 chật vật: Số ca mắc tăng vọt, có thể vượt 10.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Mọi người xếp hàng đợi tiêm chủng tại sân bay quốc tế Juanda, Indonesia, ngày 22/7/2021 (Ảnh: Reuters)

    Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Timor Leste và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

    Ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. 

    Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á, với 17,384 ca bệnh Covid-19 mới và 1,245 ca tử vong. Đến nay, nước này đã có tổng cộng 3,871,738 ca mắc và 118,833 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel chật vật ứng phó Covid-19: Số ca mắc dự báo vượt 10.000 ca/ngày

    Thủ tướng Israel Naftali Bennett mới đây đã đưa ra cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với những ngày căng thẳng phía trước vì đại dịch COVID-19.

    Israel từng được xem là hình mẫu thành công của thế giới trong cuộc chiến chống lại COVID-19 , tuy nhiên ngày 15/8, số ca bệnh COVID-19 nặng tại nước này đã lần đầu tiên vượt quá con số 500 kể từ tháng 3. Giới chức y tế dự báo số ca nhiễm mới tại quốc gia 9,3 triệu dân này có thể vượt mốc 10 nghìn ca/ngày trong vài tuần tới.

    Israel ngày 15/8 ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm mới, tỷ lệ dương tính trong tổng số xét nghiệm hiện là 5%. Điều đáng lo ngại là số ca bệnh nặng đang có chiều hướng gia tăng. Mặc dù vậy, giới chức y tế Israel cho biết, đa phần đó là những người chưa tiêm vaccine. Cụ thể nếu tính tỷ lệ trong tổng số 100 nghìn ca nhiễm tại Israel, số ca bệnh nặng trong nhóm đã được tiêm vaccine đầy đủ chỉ khoảng 20 người. Trong khi nhóm chưa tiêm vaccine là hơn 130 người, gấp hơn 6 lần.

    Quốc gia hình mẫu thế giới về chống Covid-19 chật vật: Số ca mắc tăng vọt, có thể vượt 10.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Một người Israel tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngày 6/1/2021 (Ảnh: Sebastian Scheiner/AP)

    Israel từng là quốc gia đi đầu trong độ bao phủ vaccine, tuy nhiên những ngày gần đây, tỷ lệ tiêm vaccine của nước này có dấu hiệu bị tụt lại so với một số quốc gia có cùng quy mô dân số. Trong khi tỷ lệ dân số được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất hay Singapore đều đã trên 70%, hiện Israel vẫn chưa đạt tới mốc 60% dân số tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine.


    Israel đối mặt với những ngày căng thẳng vì đại dịchvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có 208 triệu ca mắc Covid-19, Mỹ đứng đầu về số ca trong ngày

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 208.533.654 ca, trong đó có 4.382.087 người tử vong.

    Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.

    Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với trên 110.000 trường hợp trong 24 giờ qua.

    Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 187.015.616 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 17.135.394 ca và 106.922 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 16/8, thế giới có 148 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại