Giai đoạn 1, dự án sẽ khai thác trước một hầm, hầm còn lại chỉ đào thông và xây dựng kết cấu chống đỡ, được sử dụng như hầm lánh nạn.
Dự án hầm Cù Mông khởi công tháng 9/2015, điểm đầu tại km 1239+119 QL1 (Bình Định), điểm cuối tại km 1247+739 QL1 (Phú Yên). Tổng vốn đầu tư dự án gần 4.000 tỷ đồng, triển khai theo hình thức BOT do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư.
Ngoài tuyến hầm dài 2,6 km, dự án còn có đường dẫn dài 4 km, vận tốc thiết kế 80 km/h. Trong đó, hầm chính gồm hai hầm đơn cách nhau khoảng 30m.
Giai đoạn 1, dự án sẽ khai thác trước một hầm, hầm còn lại chỉ đào thông và xây dựng kết cấu chống đỡ, được sử dụng như hầm lánh nạn.
Dự án hầm Cù Mông được khởi công từ ngày 26/9/2015, thông hầm kỹ thuật ngày 16/01/2018. Sau hơn 3 năm xây dựng và nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ rất lớn từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, chính quyền địa phương 02 tỉnh Bình Định và Phú Yên, tập thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên Công ty CP Đầu tư Đèo Cả luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao trong việc triển khai công tác xây dựng và hoàn thiện xuất sắc khối lượng công việc được giao. Ngày 21/01/2019 hầm Cù Mông chính thức thông xe, về đích trước 2,5 tháng so với mốc 31/3/2019 do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Đây là 1 trong 4 công trình giao thông trọng điểm quốc gia (Hầm đường bộ Cù Mông, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cầu Vàm Cống) hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019.
Sau khi đưa vào sử dụng, thay vì di chuyển trên cung đường đèo đầy nguy hiểm, người dân chỉ mất 6 phút di chuyển cho đoạn đường bao gồm 2,6km hầm và 4,02km đường dẫn.
Sự kiện có ý nghĩa to lớn trong việc kết nối giao thông khu vực, hạn chế ùn tắc, tại nạn giao thông cho các phương tiện khi đi qua đèo.
Những lợi ích này không chỉ dành cho người dân Bình Định - Phú Yên mà còn cho cả mạng lưới giao thông QL1 do việc tăng lưu lượng vận hành xe, vận tải hành khách, tăng mức độ lưu thông hàng hóa.
Tuyến đường sẽ an toàn hơn, thuận tiện hơn trong mọi điều kiện thời tiết và là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.
Hầm Cù Mông áp dụng phương pháp đào hầm NATM của Áo, được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân có nhiều kinh nghiệm, đã từng đảm nhận xây dựng thành công hầm Đèo Cả, Cổ Mã trước đây.
So với đèo Cả, địa chất ở khu vực thi công hầm đèo Cù Mông phức tạp hơn, với tầng đá bị phong hóa mạnh. Tuy nhiên, những khó khăn, phức tạp về địa hình đã được khắc phục và đảm bảo công trình về đích đúng tiến độ.
Đây là hạng mục hoàn toàn do người Việt thực hiện. Không chỉ chú trọng về mặt an toàn, tiện lợi cho các phương tiện khi qua hầm, chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả) còn rất chú trọng trong việc tạo cảnh quan phù hợp với văn hóa, lịch sử, tạo điểm nhấn cho khu vực trước cửa hầm.
Trước đó, vào ngày 21/8/2017, Hầm đường bộ qua Đèo Cả đã được thông xe toàn tuyến đưa vào vận hành và khai thác sử dụng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình xuyên đèo của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả nói riêng và toàn thể CBCNV Tập đoàn Đèo Cả nói chung. Việc đưa vào vận hành các hầm đường bộ trải dài qua miền Trung từ Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân... sẽ giúp giao thông thông suốt, các phương tiện lưu thông an toàn hơn.
Một số hình ảnh trước giờ thông xe hầm Cù Mông sáng nay (21/1):